Tác giả Trần Đình Hượu - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Trần Đình Hượu - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Trần Đình Hượu.

1 950 25/12/2023


Tác giả Trần Đình Hượu - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Trần Đình Hượu

- Ngày sinh: sinh năm 1926, mất năm 1995

- Quê quán: xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

- Cuộc đời: Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung, cận đại

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Trần Đình Hượu

- Các công trình chính: Văn học Việt Nam gia đoạn giao thời 1900 – 1930 (1988), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Đến hiện đại từ truyền thống (1996), Các bài giảng về tư tưởng phương Đống (2001),…

- Giải thưởng: Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Tác giả Trần Đình Hượu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

- Phần 1 (từ đầu đến “chắc chắn có liên quan gần gũi với nó”): Nêu một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

- Phần 2 (tiếp đó đến “để lại dấu vết khá rõ trong văn học”): Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

- Phần 3 (còn lại): Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

b. Tóm tắt tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

“Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” tác giả Trần Đình Hựu-nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vấn đề lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt Nam trung cận đại. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần II của bài viết “Về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc” với những nhận định mang tính bao quát, một cái nhìn khách quan trong việc phân tích, đánh giá khoa học về giá trị, bản sắc văn hóa của nước ta lúc bấy giờ. Trước hết để người đọc hiểu sâu sắc bài viết của mình tác giả đưa ra khái niệm văn hóa và chỉ ra các phương diện chủ yếu văn hóa được biểu hiện ra bên ngoài như: tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, văn học, ứng xử, sinh hoạt. Ở mỗi một khía cạnh đó Trần Đình Hựu chỉ ra các điểm tích cực và hạn chế cùng với những nguyên nhân, yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa (nội lực, ngoại lực) để tìm cách khắc phục. Nhưng nhìn chung đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam là giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa trên tất cả các phương diện với tinh thần chung “thiết thực, linh hoạt và dung hòa”. Ta không thấy trong bài viết có sự khen hay chê hoàn toàn mà tất cả đều hướng tới một mục đích duy nhất là làm cho văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với sự tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt.

c. Phương thức biểu đạt

- Nghị luận

d. Kiểu văn bản tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

- Văn bản thông tin

e. Giá trị nội dung tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

- Từ vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống

- Nắm vững bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

- Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

- Bố cục rõ ràng, rành mạch

- Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

1 950 25/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: