Tác giả Cao Bá Quát - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Cao Bá Quát - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Cao Bá Quát.

1 2,241 21/12/2024


Tác giả Cao Bá Quát - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Cao Bá Quát - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Cao Bá Quát

- Biểu tự Chu Thần (周臣), hiệu Mẫn Hiên (敏軒), lại có hiệu Cúc Đường (菊堂)

- Ngày sinh: 1809-1855

- Quê quán: người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.

- Gia đình: Ông nội Cao Bá Quát tên là Cao Huy Thiềm (1761-1821) sau đổi là Cao Danh Thự, một danh y nổi tiếng trong vùng. Thân sinh Cao Bá Quát tên là Cao Huy Sâm (1784-1850) sau đổi là Cao Huy Tham, cũng là một thầy thuốc giỏi . Cao Bá Quát là em song sinh với Cao Bá Đạt, và là chú của Cao Bá Nhạ.

- Thời đại:

+ sấm sét của phong trào nông dân khởi nghĩa liên tục nổ ra làm rung chuyển chiếc ngai vàng phong kiến

+ chế độ phong kiến khủng hoảng, suy thoái

⇒ điều này khiến những kẻ sĩ như ông vừa thấy nhục nhã, vừa thấy bế tắc

- Cuộc đời:

Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm Tân Tỵ (1821), ông thi khảo hạch ở trường thi tỉnh Bắc Ninh lúc đó mới 13 tuổi, nhưng thi Hương (lần đầu) không đỗ.

Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân.

Năm Nhâm Thìn (1832), Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không đỗ. Sau đó, ông vào kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng.

Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại. Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục Trấn Phủ (ngày 7 tháng 9 âm lịch), rồi chuyển đến ngục Thừa Thiên (21 tháng 1 âm lịch năm Nhâm Dần, 1842). Suốt thời gian dài bị giam cầm, ông thường bị nhục hình tra tấn. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội "trảm quyết" xuống tội "giảo giam hậu", tức được giam lại đợi lệnh.

Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão (1843), Cao Bá Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị phát phối đi Đà Nẵng, chờ ngày đi "dương trình hiệu lực" (tức đi phục dịch để lấy công chuộc tội).

Tháng 12 (âm lịch), ông theo Đào Trí Phú (trưởng đoàn) xuống tàu Phấn Bằng đi hiệu lực đến vùng Giang Lưu Ba (Indonesia). Cùng lúc ấy, Phan Nhạ theo Nguyễn Công Nghĩa (trưởng đoàn) xuống thuyền Thần Dao đi hiệu lực sang Tân Gia Ba (Singapore)

Tháng 7 năm Giáp Thìn (1844), đoàn công cán trên thuyền Phấn Bằng về đến Việt Nam. Sau đó, Cao Bá Quát được phục chức ở bộ Lễ, nhưng chẳng bao lâu thì bị thải về sống với vợ con ở Thăng Long.

Ông trở về sống với vợ con ở Hà Nội. Trước đây, nhà ông vốn ở phố Đình Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái Học), năm 1834 khi ông vào Huế thi Hội, thì vợ ông ở nhà đã xin phép cha chồng cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Thời gian này, những lúc thư nhàn, ông thường xướng họa với các danh sĩ đất Thăng Long như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên...

Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàn Lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Thời gian ở Kinh đô Huế lần này, ông kết thân với một số thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh...và ông đã được mời tham gia Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.

Năm Canh Tuất (1850), do không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát đã bị đầy đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ).

Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau đó xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ ở phủ Quốc Oai.

Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.

Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.

Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân đem lực lượng đánh phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam Dương, phủ Quốc Oai, Yên Sơn...Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại.

Tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng 12 năm này rơi vào năm dương lịch 1855 ), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương, nay là vùng đất phía Tây sông Đáy thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức của Hà Nội, và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi tỉnh Hòa Bình), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai (huyện lỵ huyện Yên Sơn cũng là phủ lỵ phủ Quốc Oai, ngày nay là thị trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai). Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt bị quân triều đình bắt được, sau cả hai đều bị xử chém. Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm quân khởi nghĩa bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt (theo sử nhà Nguyễn).

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Cao Bá Quát

- Các tác phẩm chính: có khỏang 1400 bài thơ, hơn 200 bài văn xuôi và một số bài phú, hát nói

- Đặc điểm sáng tác:

+ thơ ông phong phú về nội dung, cảm hứng thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương xứ sở đặc biệt bộc lộ thái độ bất hòa sâu sắc, phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ đương thời

+ thơ Cao Bá Quát mới mẻ, phóng khoáng, tự nhiên rất được người đời ngưỡng mộ

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Bài ca ngắn đi trên cát

Tác giả Cao Bá Quát - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Bài ca ngắn đi trên cát

- Bài thơ có thể được sáng tác trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị

b. Bố cục tác phẩm Bài ca ngắn đi trên cát

- Phần 1 (4 câu đầu) : Hình ảnh người đi trên bãi cát

- Phần 2 (6 câu tiếp): Tâm sự và tâm trạng của người đi trên bãi cát

- Phần 3 (còn lại): Khúc hát đường cùng

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Bài ca ngắn đi trên cát

- Biểu cảm

d. Thể thơ tác phẩm Bài ca ngắn đi trên cát

- Tác phẩm Bài ca ngắn đi trên cát thuộc thể loại: Thể ca hành

e. Giá trị nội dung tác phẩm Bài ca ngắn đi trên cát

- Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bài ca ngắn đi trên cát

- Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở

3.2. Dương phụ hành

Tác giả Cao Bá Quát - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Dương phụ hành thuộc thể loại hành (một thể thơ của thơ cổ phong).

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Dương phụ hành được Cao Bá Quát sáng tác trong chuyến xuất dương hiệu lực năm 1844. Bài thơ được viết theo thể hành, một thể của thơ cổ phong.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Dương phụ hành có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

d. Bố cục văn bản Dương phụ hành

Bố cục gồm 2 phần

- Phần 1: 7 câu đầu: Hình ảnh người thiếu phụ Tây dương

- Phần 2: câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ

e. Giá trị nội dung

Dương phụ hành là một bài thơ hay khi tác giả khắc họa chân dung người thiếu phụ Tây Dương, qua đó nhà thơ nghĩ về giai nhân và tài tử, về hạnh phúc trong sum họp và nỗi đau trong li biệt. Trong chuyến đi này, ông có dịp tiếp xúc với những người châu Âu, thấy nhiều điều mới lạ.

g. Giá trị nghệ thuật

- Thể hành viết lối đơn giản nhưng dễ hiểu

- Lời thơ mộc mạc chứa ý nghĩa sâu sắc

3.3. Vịnh Tản Viên sơn

Vịnh Tản Viên sơn - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

a. Thể loại

- Tác phẩm Vịnh Tản Viên sơn thuộc thể loại: Thơ Thất ngôn bát cú.

b. Xuất xứ

- In trong Cao Bá Quát toàn tập, Khương Hữu Dụng dịch, tập một, Trung tâm nghiên cứu quốc học và NXB Văn học, 2004, tr.1072 - 1072.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

d. Bố cục Vịnh Tản Viên sơn

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): vẻ đẹp của núi Tản Viên.

- Phần 2 (4 câu thơ còn lại): tâm tư, tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên núi Tản Viên và vị thân là chủ nhân đỉnh núi ấy.

e. Giá trị nội dung

- Thể hiện sự khoáng đạt, cao khiết, mạnh mẽ, rắn rỏi khi miêu tả thiên nhiên núi Tản Viên. Khi đứng trước thắng cảnh ấy, tình cảm của ông bao giờ cũng là tình cảm hai chiều: Yêu thương và trách nhiệm.

- Thể hiện sự khâm phục, kính trọng, ca ngợi thần núi Tản Viên, qua đó bộc lộ ước muốn cứu dân, cứu nước của Cao Bá Quát. Đồng thời, tác giả giúp người đọc thấy được khí thế hào hùng của dân tộc qua hình ảnh núi Tản Viên.

f. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú đặc sắc.

- Sử dụng phép đối, nhân hoá linh hoạt.

- Vừa mang mầu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.

1 2,241 21/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: