Tác giả Nguyễn Gia Thiều - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Gia Thiều - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Gia Thiều.

1 52 05/12/2024


Tác giả Nguyễn Gia Thiều - Cuộc đời và sự nghiệp

Nỗi sầu oán của người cung nữ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Gia Thiều

- Ngày sinh: sinh ngày 22 tháng 3 năm 1741

- Quê quán: ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là làng Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

- Gia đình: Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình.

- Thời đại: cuối thời vua Lê chúa Trịnh

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Gia Thiều

Ông là người có sự hiểu biết sâu rộng về văn học, sử học và triết học. Ông còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Nỗi sầu oán của người cung nữ

Nỗi sầu oán của người cung nữ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

a. Thể loại

- Văn bản Nỗi sầu oán của người cung nữ thuộc thể loại thơ song thất lục bát.

b. Xuất xứ

- Văn bản trích trong Cung oán ngâm khúc.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

d. Bố cục Nỗi sầu oán của người cung nữ

- Phần 1 (bốn khổ thơ đầu): Cuộc sống tồi tàn của cung nữ đối lập với cảnh xa hoa tráng lệ ở nơi cung cấm.

- Phần 2 (năm khổ thơ cuối): Cung nữ thất vọng nặng nề trong cảnh ngày ngóng đêm trông.

e. Giá trị nội dung

- Đoạn trích là lời ai oán, than trách của người cung nữ khi phải sống cô đơn trong cung, không được nhà vua yêu mến và gặp phải những hiểm nguy luôn rình rập trong cung, đồng thời còn là nỗi mong muốn khắc khoải muốn thoát kiếp cung nữ. Qua bài thơ, tác giả thể hiện sự đau xót, đồng cảm cho số phận của những cô gái đẹp người, đẹp nết nhưng cuộc sống cô đơn, nhiều sóng gió, trắc trở.

f. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ sử dụng thể thơ song thất lục bát, có sự đan xen giữa các cặp câu 7 tiếng và cặp câu lục bát.

1 52 05/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: