Tác giả Nguyễn Minh Châu - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Minh Châu - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

1 426 lượt xem


Tác giả Nguyễn Minh Châu - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Minh Châu

- Ngày sinh: sinh năm 1930, mất năm 1989

- Quê quán: làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Cuộc đời:

+ Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn

+ Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.

+ Năm 1962, ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sáng tạp chí Văn nghệ Quân đội

+ Nguyễn Minh Châu được coi là một trong số những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Minh Châu

- Phong cách sáng tác:

+ Trước năm 1975: viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu, mang thiên hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

+ Sau năm 1975: cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, mang tính triết lí sâu sắc; ngôn ngữ đời thường, bình dị, gần gũi

- Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa cháy từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, 1974), Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết, 1981), Đảo đá kì lạ (tiểu thuyết, 1985), Trang giấy trước đèn (tập tiểu luận phê bình, 1994), Người đàn bà trên chiếc thuyền tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989),…

- Giải thưởng: Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Chiếc thuyền ngoài xa

Tác giả Nguyễn Minh Châu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

- Phần 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng

- Phần 2 (tiếp đó đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện về người đàn bà hàng chài

- Phần 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy

b. Tóm tắt tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng anh đã từng tham gia chiến tranh chống Mỹ, được trưởng phòng cử xuống vùng biển để chụp ảnh biển buổi sáng. Anh đã chụp được cảnh “đắt” trời cho. Nhưng ngay lúc ấy, Phùng phát hiện ra một bức tranh khác của cuộc sống. Một người chồng đã đánh đập vợ một cách dã man và đưa con vì bênh vực cho mẹ đã lao vào đánh bố. Oái ăm thay, sự thật nghiệt ngã đó lại xuất phát từ chiếc thuyền mà chỉ vài phút trước đây, là bức ảnh trong mơ của anh. Anh kể câu chuyện với Đẩu, bạn anh, chánh án tòa án huyện. Hai người đồng ý cách giải quyết của Đẩu: khuyên li hôn. Nhưng tại tòa án huyện, khi lắng nghe lời cầu xin không bỏ chồng và lời tâm sự của người đàn bà, anh và bạn anh hiểu rằng, không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng luật pháp. Cuối truyện Đẩu đi gặp người đàn ông đánh vợ, Phùng xuống chỗ thuyền gặp Phác. Sau đó, anh trở về phòng văn hóa, suy nghĩ về bức ảnh chụp in trong lốc lịch.

c. Phương thức biểu đạt

- Tự sự

d. Thể loại tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

- Truyện ngắn

e. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất

g. Giá trị nội dung tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

- Từ câu chuyện về một bức ảnh nghê thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó.

- Đồng thời, câu chuyện trong bức ảnh nghệ thuật cũng đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ. Đó là không nên nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng với ý nghĩa thực của nó.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Tác giả đã dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc.

- Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm

- Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức. Đồng thời cũng làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

3.2. Bến quê

a. Bố cục tác phẩm Bến quê

Gồm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu … trước cửa sổ nhà mình): Tình cảnh của nhân vật Nhĩ qua cuộc trò chuyện của Nhĩ và Liên

- Phần 2 (tiếp … lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ): Hành trình sang bên kia sông của Tuấn

- Phần 3 (còn lại): Chuyến ghé thăm Nhĩ của cụ giáo Khuyến

b. Tóm tắt tác phẩm Bến quê

Truyện kể về nhân vật Nhĩ là người khi còn trẻ đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, xa gia đình nhưng khi về già lại mắc phải một căn bệnh trầm trọng không thể tự mình ra khỏi giường. Ông được sự chăm sóc của Liên - người vợ đã tần tảo chịu đựng gian khổ, hi sinh cả cuộc đời vì chồng vì con. Ông nằm trên giường bệnh và ngắm nhìn cảnh bên kia bờ sông và ông chợt nhận ra cả cuộc đời đi khắp mọi nơi mà đến bây giờ lại không thể sang được bến sông nơi quê nhà. Ông sai người con trai tên Tuấn làm thay mình một nhiệm vụ cuối của cuộc đời là bắt chuyến đò để sang bên kia bờ sông. Nhưng vì ván cờ thế nên Tuấn đã bỏ lỡ chuyến đò của ngày hôm đó và không hoàn thành được ước nguyện của người cha. Nhĩ chợt nhận ra rằng người con có thể lỡ chuyến đò hôm nay nhưng mai lại có thể bắt được chuyến đò khác còn mình thì mãi mãi không thể tự rời khỏi giường bệnh. Chính vì vậy ông đã nhận ra được những giá trị của cuộc sống ở xung quanh mình mà bấy lâu nay ông không biết.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Bến quê

Phương thức biểu đạt tác phẩm Bến quê là Tự sự, kết hợp miêu tả, nghị luận, biểu cảm.

d. Thể loại

Tác phẩm Bến quê thuộc thể loại Truyện ngắn

e. Giá trị nội dung tác phẩm Bến quê

- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bến quê

- Thể thơ năm chữ

- Nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca,

- Nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm

- Nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo

1 426 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: