Tác giả Bảo Ninh - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Bảo Ninh - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Bảo Ninh.

1 19,339 13/01/2025


Tác giả Bảo Ninh - Cuộc đời và sự nghiệp

Giang - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Bảo Ninh

- Ngày sinh: sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952

- Quê quán: sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình, Việt Nam

- Gia đình: Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 - 1999), nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.

- Cuộc đời: Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975, ông giải ngũ. Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khoá 2 Trường viết văn Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Bảo Ninh

- Tác phẩm:

Sáng tác đầu tiên của nhà văn là Trại bảy chú lùn được xuất bản năm 1987. Cũng cùng năm đó, tác phẩm đưa tên tuổi của ông đến gần hơn với người đọc là Thân phận tình yêu, sau được đổi tên là Nỗi buồn chiến tranh chính thức ra mắt người đọc.

Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh, trong đó truyện Khắc dấu mạn thuyền đã được dựng thành phim. Truyện ngắn "Bội phản" trong tập truyện "Văn Mới" do Nhà xuất bản Văn học xuất bản, cũng đã được ông gửi gắm nhiều tình cảm và suy nghĩ vào trong các nhân vật.

- Thành tựu: Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu, được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Giang

Giang - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại: Truyện ngắn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Trích từ tập truyện Bảo Ninh-những truyện ngắn

- Truyện ngắn là chương 1 của tập truyện

- Truyện kể về chính những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội

c. Phương thức biểu đạt: tự sự

d. Người kể chuyện: tác giả

e. Tóm tắt tác phẩm Giang

Văn bản kế lại cuộc gặp gỡ tình cờ, duyên dáng giữa anh bộ đôi và cô gái tên là Giang. Cuộc gặp gỡ vô tình nhưng để lại rất nhiều những ấn tượng sâu sắc cho cả hai người trẻ tuổi.

g. Bố cục tác phẩm Giang

- Phần 1: từ đầu đến “ còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh”: Cuộc gặp gỡ ở giếng nước

- Phần 2: tiếp đến “ con về khuya bố không yên tâm đâu”: Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật “tôi”

- Phần 3: còn lại: Cuộc chia tay giữa Giang và “ tôi”

h. Giá trị nội dung tác phẩm Giang

- Tình yêu quê hương, đất nước, tình người những đau khổ và hạnh phúc

- Ca ngợi những tâm hồn trẻ tuổi với những khao khát hồn nhiên, vô tư.

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Giang

- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng

- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc

3.2. Nỗi buồn chiến tranh

a. Thể loại

- Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh thuộc thể loại: tiểu thuyết.

b. Xuất xứ

- Tác phẩm được trích trong Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 1991, tr89 – 92, 277 - 283)

c. Hoàn cảnh sáng tác

Năm 1969, nhà văn Bảo Ninh nhập ngũ ở tuổi 19. Năm 1975, khi đất nước không còn chiến tranh, ông tiếp tục được giữ lại làm công tác chính sách, đi tìm và quy tập hài cốt liệt sĩ. Chính công việc này giúp ông tiếp xúc với nhiều thân phận con người thời hậu chiến và tạo cảm hứng cho ông viết tác phẩm "Nỗi buồn chiến tranh".

d. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm.

e. Bố cục Nỗi buồn chiến tranh

- Phần 1 (từ đầu đến trí tưởng tượng): Trạng thái luôn sống với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên - dòng kí ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt.

- Phần 2 (phần còn lại): Những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của mình khi đối diện với “núi bản thảo” bộn bề mà Kiên bỏ lại.

f. Tóm tắt Nỗi buồn chiến tranh

Đoạn trích nói về nhân vật Kiên, một anh bộ đội bước ra từ cuộc chiến với những chấn thương tâm hồn nặng nề, sau thành nhà văn, để lại một đống bản thảo "rối bời" khiến nhân vật "tôi" - người kể chuyện - phải suy tư không dứt. Phần đầu, người kể chuyện ở ngôi thứ ba kể về trạng thái luôn sống với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên - dòng kí ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt. Sang đến phần hai, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng "tôi", kể về những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của mình khi đối diện với “núi bản thảo” bộn bề mà Kiên bỏ lại. Đó là ấn tượng, cảm xúc và suy tư về nhân vật Kiên, về quyền được nhớ lại, về niềm hạnh phúc đang chờ đợi những ai muốn đi ngược thời gian để sống trọn vẹn với những gì đã xảy ra trong quá khứ, về chiến tranh, về ý thức bảo vệ phẩm giá ở mỗi người trong hoàn cảnh thử thách khốc liệt,...

g. Giá trị nội dung

- Qua đoạn trích, ta thấy rằng ý nghĩa của sự nhớ lại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Những kỉ niệm về những người mình yêu quý, những trải nghiệm đáng nhớ và những thành tựu đã đạt được đều là những điểm sáng tạo nên màu sắc và ý nghĩa của cuộc sống. Nhớ lại quá khứ cũng là một nguồn động viên và sức mạnh khi ta đối mặt với nhứng khó khăn.

h. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ ba xen lẫn ngôi kể thứ nhất, nvật trong đoạn trích gần như không có "hành động bên ngoài" mà chỉ có "hành động bên trong”.

3.3. Bí ẩn của làn nước

a. Thể loại

- Văn bản Bí ẩn của làn nước thuộc thể loại: truyện ngắn.

b. Xuất xứ

- Trích trong Những truyện ngắn, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2021, tr21-24.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

d. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến ...sa vào làn nước tối tăm): nhân vật Tôi sa vào làn nước.

- Phần 2 (đoạn còn lại): nhân vật “tôi” nhận ra sự thật đằng sau làn nước ấy.

e. Tóm tắt

Trong hoàn cảnh hiểm nguy, giữa mong manh sống chết, nhưng khi nghe tiếng kêu cứu từ dưới sông, nhân vật Tôi vẫn chìa tay ra cứu người đàn bà và đứa con của bà nhưng không thể được. Không may cành đa rung chuyển, vợ của nhân vật Tôi đánh rơi đứa con xuống nước, chị phóng luôn xuống nước tìm con. Nhân vật Tôi lao xuống nước và cứu được con lên. Khi nhận lại đứa con trai của mình thì nhận ra đó không phải con mình, mà là con gái của người đàn bà kia. Nhiều năm trôi qua, nhưng bí mật kia thì “Tôi” không cho con gái biết, cũng không ai hay, chỉ có dòng sông biết; thời gian trôi nhưng nỗi đau thì khôn nguôi bởi đó là nỗi đau không nói được thành lời.

f. Giá trị nội dung

- Câu chuyện về bí ẩn của cuộc đời người kể chuyện xưng tôi gắn với làn nước. Trong nước lũ, nhân vật Tôi tưởng cứu được con mình nhưng thực tế đứa bé ông cứu là con gái người đàn bà bị lũ cuốn. Và ông quyết định giữ bí mật ấy suốt đời và mang theo nỗi đau không nguôi được theo năm tháng. Từ đó nhà văn đặt ra vấn đề trong cuộc sống, nhiều khi con người phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn mà quyết định nào cũng dằn vặt, khổ đau.

g. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn.

3.4. Ánh sáng cứu rỗi

Ánh sáng cứu rỗi - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

a. Thể loại

- Tác phẩm Ánh sáng cứu rỗi thuộc thể loại: tiểu thuyết.

b. Xuất xứ

- In trong Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

d. Ý nghĩa nhan đề

- Nhan đề có mối liên hệ mật thiết đến chủ đề của đoạn trích. Ánh sáng chính là biểu tượng cho sự tốt đẹp, cho một tia hi vọng. “Ánh sáng cứu rỗi” chính là nguồn hi vọng, là phần sáng trong tâm hồn u tối, cứu lấy con người khỏi bóng đêm trong tâm hồn hay chính là những ám ảnh chiến tranh đang dần gặm nhấm tâm hồn con người.

e. Bố cục Ánh sáng cứu rỗi

- Phần 1 ( Từ đầu… Hòa đứng dậy): Cuộc chạy thoát thân của Kiên cùng đồng đội.

- Phần 2 ( Trên đường về… làm nóng lớp vỏ thép): Hành động của Kiên và Hòa khi gặp lính Mỹ.

- Phần 3 ( Sau đấy chẳng thấy ai… thời quá khứ): Hồi tưởng của Kiên về quá khứ và nỗi mất mát hi sinh về đồng đội lúc trước.

f. Tóm tắt Ánh sáng cứu rỗi

Chiến tranh là tội ác lớn nhất đối với những chiến sĩ, những đồng đội, người kháng chiến. Chiến tranh đã khiến cho Kiên và Hòa xa rời nhau mãi mãi để rồi khiến Kiên trở nên day dứt, đau khổ khi nhớ về quá khứ, nhớ về những người đồng đội đã hi sinh trong cuộc chiến phi nhân đạo. Qua đoạn trích tác giả đề cao tình bạn, tình đồng chí - tình cảm cao đẹp, keo sơn khi sãn sàng khi sinh thân mình để bảo vệ đồng đội. Qua đó lên án thực dân, đế quốc xâm phạm chủ quyền dân tộc và đề cao hòa bình dân tộc.

g. Giá trị nội dung

- Văn bản kể lại kỉ niệm bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất trong kí ức chiến tranh của Kiên. Qua đó, nhân vật được hiện lên với 1 hình ảnh thật đẹp và thể hiện được sự đoàn kết, đồng hành cùng nhau để vượt qua những khó khăn, thử thách nơi chiến trường tàn khốc.

h. Giá trị nghệ thuật

- Cốt truyện độc đáo, lôi cuốn.

- Sử dụng ngôi thứ ba, là lời độc thoại của nhân vật do người kể chuyện mượn để làm điểm tựa.

1 19,339 13/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: