Tác giả Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Hồ Chí Minh.

1 538 lượt xem


Tác giả Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Hồ Chí Minh

- Tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc

- Ngày sinh: 19/05/1890 - 02/09/1969

- Quê quán: Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An

- Gia đình: Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

- Thời đại: Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng

- Cuộc đời:

Ngày 3-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hồ Chí Minh

- Tác phẩm:

Bài chi tiết: Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
Xem thêm: Thơ chúc Tết mừng Xuân của Hồ Chí Minh
  • Tuyên ngôn Độc lập. Trong các tác phẩm của ông, có thể nói bản Tuyên ngôn Độc lập do ông biên soạn là có tiếng vang nhất và được sánh vai cùng các bản Tuyên ngôn Độc lập trong lịch sử Việt Nam như Bài thơ Thần Nam quốc Sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt) và Bình Ngô đại cáo (của Nguyễn Trãi).
  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
  • Đường kách mệnh (1927).
  • Con rồng tre (1922, kịch, đả kích vua Khải Định).
  • Các truyện ngắn: Pari (1922, Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng trắc (1922, Nhân đạo), Con người biết mùi hun khói (1922, Nhân đạo), Vi hành (1923, Nhân đạo), Đoàn kết giai cấp (1924, Người cùng khổ), Con rùa (1925, Người cùng khổ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925, Người cùng khổ).[245]
  • Nhật ký trong tù (1942, thơ).
  • Sửa đổi lối làm việc (1947).
  • Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (bút danh Trần Dân Tiên)
  • Vừa đi đường vừa kể chuyện (bút danh T. Lan). Trong cuốn sách này, Hồ Chí Minh hóa thân thành một cán bộ trong đoàn tùy tùng (T. Lan), đi công tác cùng với Hồ Chí Minh trong rừng núi Việt Bắc và được Hồ Chí Minh vui miệng kể cho nghe nhiều chuyện.
  • Di chúc Hồ Chí Minh

- Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987, trong khóa họp lần thứ 24 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết số 24C/18.6.5, lấy năm 1990 nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam", góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

a. Thể loại: Văn chính luận

b. Xuất xứ: Văn bản được trích từ văn kiện, báo cáo chính trịdo Chủ Tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam. (Nay là Đảng CSVN) tại Việt Bắc 1951

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

d. Tóm tắt tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng là tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng mạnh mẽ. Lịch sử dân tộc đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… Ngày này, đồng bào ta cũng xứng đáng với tổ tiên ngày trước. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý, mà bổn phận của nhân dân là phải làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

e. Bố cục tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Chia làm 3 phần

+ Phần 1. Từ đầu đến.... “lũ cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước.

+ Phần 2. Tiếp đến.... “yêu nước”: Những biểu hiện của lòng yêu nước.

+ Phần 3. Phần còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu chọn lọc theo các phương diện: Lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền.

- Sử dụng từ ngữ dợi hình ảnh (làn sóng, lướt quanh ấn chìm,...) câu văn nghị luận hiệu quả. ( câu có từ quan hệ Từ .......đến....)

- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện cảu lòng yêu nước của nhân dân ta.

3.2. Tuyên ngôn độc lập

a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước

- Ngày 26 – 8-1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập

- Ngày 2 -9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lầm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới

b. Bố cục tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

- Phần 1 (từ đầu đến “không ai chối cãi được”): Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn độc lập (Cơ sở lí luận của bản tuyên ngôn)

- Phần 2 (tiếp đó đến “phải được độc lập”): Tố cáo tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta (cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn)

- Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc

c. Thể loại tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

- Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại: Văn chính luận

d. Tóm tắt tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

e. Phương thức biểu đạt tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

- Nghị luận

g. Giá trị nội dung tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

- Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới

- Bản Tuyên ngôn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm có hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực

- Ngôn ngữ vừa hùng hồn, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù vừa chan chứa tình cảm, ngôn ngữ châm biếm sắc sảo

- Hình ảnh giàu sức gợi cảm

3.3. Tức cảnh Pác Bó

Tác giả Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Tức cảnh Pác Bó

- Phần 1 (Ba câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác.

- Phần 2 (Câu thơ cuối): Tâm trạng của Bác.

b. Nội dung chính tác phẩm Tức cảnh Pác Bó

Hiện thực cảnh sinh hoạt bình dị, nề nếp, gian khổ, thiếu thốn nhưng hết sức lạc quan, tự tin, yêu đời, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng. Vẻ đẹp tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của bác Hồ trong cuộc sống cách mạng gian lao ở Pác Bó. Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên niên là niềm vui lớn.

c. Tóm tắt tác phẩm Tức cảnh Pác Bó

Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt cùng với cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo nên nhịp điệu thơ nhẹ nhàng, khoan thai. Giọng thơ hài hước, hóm hỉnh đã cho thấy tinh thần lạc quan, sự ung dung trong hoàn cảnh đầy khó khăn của người chiến sĩ cộng sản. Đối với Bác, không có niềm vui nào lớn hơn là niềm vui làm cách mạng, mang lại độc lập cho dân tộc và sống hòa hợp với thiên nhiên.

d. Phương thức biểu đạt

- Tác phẩm Tức cảnh Pác Bó sử dụng phương thức biểu đạt: Biểu cảm

e. Thể thơ

- Tác phẩm Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

g. Giá trị nội dung tác phẩm Tức cảnh Pác Bó

Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tức cảnh Pác Bó

- Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

- Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.

3.4. Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Tác giả Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

- Phần 1 (2 câu đầu): Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.

- Phần 2 (2 câu sau): Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.

b. Nội dung chính tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Bài thơ kể về việc Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày. Thế nhưng tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng, cả hai đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau.

c. Phương thức biểu đạt

- Tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt) sử dụng phương thức biểu đạt: Biểu cảm

d. Thể thơ

- Tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt) thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

e. Tóm tắt tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.

- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.

- Ngôn ngữ lãng mạn.

- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.

3.5. Đi đường (Tẩu lộ)

Tác giả Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Đi đường (Tẩu lộ)

- Phần 1 (Hai câu đầu): Nỗi gian lao khổ cực của người đi đường.

- Phần 2 (Hai câu cuối: Niềm vui sướng khi được đứng trên đỉnh cao của chiến thắng.

b. Nội dung chính tác phẩm Đi đường (Tẩu lộ)

Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang.

c. Tóm tắt tác phẩm Đi đường (Tẩu lộ)

"Đi đường" là bài thơ nằm trong tập thơ "Nhật kí trong tù" của Bác sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây. Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Tác giả bài thơ cũng nêu lên triết lý cao cả: Từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời, vượt qua gian lao thử thách sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

d. Phương thức biểu đạt

- Tác phẩm Đi đường (Tẩu lộ) sử dụng phương thức biểu đạt: Biểu cảm

e. Thể thơ

- Tác phẩm Đi đường (Tẩu lộ) thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

g. Giá trị nội dung tác phẩm Đi đường (Tẩu lộ)

Từ việc đi đường, bài thơ đã gợi lên một chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất thì sẽ tới chiến thắng vẻ vang. Bài thơ cho ta thấu hiểu thêm về cuộc sống gian khổ, rút ra một bài học: phải cảm nhận, phải biết thì mới thông cảm được hoàn cảnh của kẻ khổ

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đi đường (Tẩu lộ)

- Kết cấu chặt chẽ.

- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.

- Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.

- Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, từ việc đi đường để khái quát lên một chân lí trong cuộc sống.

3.6. Thuế máu

Tác giả Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp)

- Phần 1 (Mục 1 trong SGK): Chiến tranh và “người bản xứ”

- Phần 2 (Mục 2 trong SGK): Chế độ lính tình nguyện

- Phần 3 (Mục 3 trong SGK): Kết quả của sự hi sinh

b. Tóm tắt tác phẩm Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp)

Đoạn trích Thuế máu là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”

c. Phương thức biểu đạt

- Tác phẩm Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận

d. Thể loại

- Tác phẩm Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) thuộc thể loại: Văn bản chính luận

e. Giá trị nội dung tác phẩm Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp)

Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp)

- Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình.

- Lựa chọn và xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo.

- Giọng điệu trào phúng đặc sắc.

- Ngôn từ mang màu sắc châm biếm.

- Thủ pháp tương phản, đối lập.

3.7. Vi hành

Tóm tắt Vi hành hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm Vi hành

- Vi hành là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19 – 2 – 1923.

- Tác phẩm được đăng báo đúng vào dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây

b. Bố cục tác phẩm Vi hành

- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm

- Phần 2 (còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định

c. Tóm tắt tác phẩm Vi hành

Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi, người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

d. Phương thức biểu đạt tác phẩm Vi hành

- Tự sự, biểu cảm

e. Thể loại tác phẩm Vi hành

- Tác phẩm Vi hành thuộc thể loại: Truyện ngắn

g. Ngôi kể tác phẩm Vi hành

- Ngôi thứ 1

h. Giá trị nội dung tác phẩm Vi hành

- Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân

- Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu

- Bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước

- Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vi hành

- Hình thức bức thư gửi cô em gái, tạo sự khách quan, tăng tính tự nhiên, chân thật cho tác phẩm.

- Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại.

- Tình huống truyện độc đáo

- Cách kể truyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả

3.8. Chiều tối

a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ tác phẩm Chiều tối

- Bài thơ rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng

- Cảm hứng được gợi lên bởi cuộc chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo

b. Thể thơ tác phẩm Chiều tối

- Tác phẩm Chiều tối thuộc thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

c. Bố cục tác phẩm Chiều tối

- Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên

- Phần 2 (hai câu cuối): bức tranh đời sống con người

d. Tóm tắt tác phẩm Chiều tối

Bài thơ hiện lên bức tranh thiên nhiên chiều tối đẹp mà buồn. Con người với hoạt động lao động tạo nên bức tranh sự sống, xua tan đi giá lạnh của màn đêm. Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Chiều tối

Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chiều tối

Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại

h. Một số nhận định hay về tác phẩm Chiều tối

1. Khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

2. Nhận xét về bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: "Bài thơ Chiều tối thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiếu sĩ Hồ Chí Minh".

3.9. Lai tân

Tóm tắt Lai tân hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Lai tân

- Phần 1 (3 câu thơ đầu) thực trạng quan lại ở Lai Tân

- Phần 2 ( câu cuối): nghịch lý, sự mỉa mai của tác giả với thực trạng đó

b. Phương thức biểu đạt tác phẩm Lai tân

- Biểu cảm

c. Thể thơ tác phẩm Lai tân

- Tác phẩm Lai tân thuộc thể loại: 7 chữ

d. Tóm tắt tác phẩm Lai tân

Bài thơ mở ra bức tranh nhà tù Tưởng Giới Thạch. Ban trưởng đánh bạc, cảnh trưởng trấn lột của tù nhân, huyện trưởng chong bàn đèn thuốc phiện là có ý mỉa mai, tố cáo sự đồi bại, vô trách nhiệm. Bài thơ cho thấy thái độ châm biếm,mỉa mai của tác giả. Đó là toàn bộ thực trạng đen tối nơi nhà lao Tưởng Giới Thạch.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Lai tân

Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lai tân

- Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.

- Lối viết mỉa mai sâu cay.

- Bút pháp trào phúng.

3.10. Cảnh khuya

Tác giả Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

- Bài thơ thuộc thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Thời gian: 1947.

- Địa điểm: Tại chiến khu Việt Bắc.

- Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm.

d. Bố cục bài thơ Cảnh khuya

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc.

- Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người.

e. Giá trị nội dung

- Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.

g. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Sử dụng điệp từ.

- Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên.

1 538 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: