Tác giả Hồ Xuân Hương - Cuộc đời và sự nghiệp
Bài viết Tác giả Hồ Xuân Hương - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Hồ Xuân Hương.
Tác giả Hồ Xuân Hương - Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Hồ Xuân Hương
- Ngày sinh: sinh năm 1772, mất năm 1822
- Quê quán: Hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An
- Cuộc đời:
Hồ Xuân Hương cũng được cưới gả từ rất sớm như mọi con cái trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn. Ban sơ, bà làm lẽ của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Tuy chỉ là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến luôn cái tài làm thơ của người vợ lẽ. Để chiều lòng bà, Tổng Cóc đã cất một thủy tạ rất lớn cho Hồ Xuân Hương ở, vừa tránh phiền lụy với vợ cả vừa thỏa thưởng thi phú. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian khá lâu thì Hồ Xuân Hương dứt áo ra đi với một cái thai. Có thuyết cho rằng, bà bỏ đi sau khi Tổng Cóc đã đột ngột từ trần; nhưng cũng có thuyết cho rằng bà không chịu được điều tiếng dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người làng; lại có thuyết nói bản tính phóng đãng khiến Hồ Xuân Hương khó ngồi yên một chỗ, bà trốn đi cùng tình quân là Phạm Viết Ngạn.
Vào ngày Hồ Xuân Hương trở dạ, Tổng Cóc đến đòi đón con về, nhưng người nhà họ Phạm nói lại là đứa bé đã mất khi vừa lọt lòng. Trong hôn sự lần này, Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Nhưng duyên phận chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế.
Có nhiều thuyết về quãng đời sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc bà cưới thêm vài người chồng nữa, việc bà hỏi mượn tiền thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực, hoặc giai thoại về các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ khả tín chưa được xác định rõ ràng.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hồ Xuân Hương
- Độ Hoa Phong
- Hải ốc trù
- Bánh trôi nước
- Bỡn bà lang khóc chồng
- Cái kiếp tu hành
- Cái nợ chồng con
- Cái quạt
- Chùa Quán Sứ
- Chợ Trời Chùa Thầy
- Cảnh chùa ban đêm
- Cảnh thu
- Dệt cửu
- Dỗ người đàn bà khóc chồng
- Đá Ông Chồng Bà Chồng
- Đài Khán Xuân
- Đánh cờ
- Đánh đu
- Đèo Ba Dội
- Đền Sầm Nghi Đống
- Đồng tiền hoẻn
- Động Hương Tích
- Giếng thơi
- Hang Cắc Cớ
- Hang Thánh Hoá
- Hỏi trăng 1
- Hỏi trăng 2
- Khóc ông phủ Vĩnh Tường
- Khóc Tổng Cóc
- Không chồng mà chửa
- Kẽm Trống
- Làm lẽ
- Lũ ngẩn ngơ
- Mời trầu
- Nhớ người cũ
- Ốc nhồi
- Phường lòi tói
- Quán Khánh
- Quan thị
- Quả mít
- Sư bị ong châm
- Sư hổ mang
- Tát nước
- Thiếu nữ ngủ ngày
- Tranh tố nữ
- Trăng thu
- Trống thủng
- Tự tình I
- Tự tình II
- Tự tình III
- Vịnh cái quạt I
- Vịnh cái quạt II
- Cúc
- Cặp xướng họa I
- Cặp xướng họa II
- Cặp xướng họa III
- Phố Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Đường Hồ Xuân Hương, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phố Hồ Xuân Hương, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Lưu trữ 2019-12-16 tại Wayback Machine
- Đường Hồ Xuân Hương, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Đường Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Hồ Xuân Hương, Đà Lạt
- Đường Hồ Xuân Hương, khu 1, phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
- Ngày 23/11/2021, tại Paris, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 đã thông qua trong danh sách “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023” để UNESCO cùng các nước vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất của các nhân vật lịch sử được công nhận. Hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được thông qua cùng với 58 hồ sơ khác của các nước bạn.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Tự tình - Bài 2
a. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm
d. Nội dung chính tác phẩm Tự tình – Bài 2 (Hồ Xuân Hương)
Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời.
e. Bố cục tác phẩm Tự tình – Bài 2 (Hồ Xuân Hương)
- Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc
- Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn
g. Giá trị nội dung tác phẩm Tự tình – Bài 2 (Hồ Xuân Hương)
- Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
- Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tự tình – Bài 2 (Hồ Xuân Hương)
- Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,...
3.2. Bánh trôi nước
a. Giá trị nội dung
- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi
- Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
b. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian
- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
c. Hoàn cảnh sáng tác
- Sống giữa một thời đại phong kiến xã hội trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu là cảnh bất hạnh và những số phận bị hắt hủi đau thương. Bản thân là một nữ sĩ Hồ xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.
d. Bố cục
* Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
+ Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.
3.3. Mời trầu
a. Thể loại
- Văn bản thuộc thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mời trầu thì hiện tại chưa có mốc thời gian hay hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên theo một số ghi chép thì bài thơ ra đời vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Bài thơ này được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006.
c. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
d. Bố cục bài thơ “ Mời trầu”
- Bài thơ được chia thành 4 phần tương ứng với bốn câu lần lượt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp.
+ Câu 1: Hình ảnh quả cau miếng trầu
+ Câu 2: Khẳng định bản thân
+ Câu 3: Câu nói giao duyên
+ Câu 4: Niềm mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi
e. Giá trị nội dung
- Bài thơ Mời trầu nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những định kiến, những hủ tục u ám của thời đại. Qua đó, bài thơ cũng là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.
g. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được Hồ Xuân Hương sử dụng rất nhuần nhuyễn. Đây là thể thơ có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Ta có thể thấy điều này thể hiện rõ trong cách gieo vần của bài Mời trầu.
- Vần ở các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể ở đây là “hôi”, “rồi” “vôi”. Bốn câu trong bài Mời trầu được viết đúng theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
3.4. Đề đền Sầm Nghi Đống
a. Thể loại Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Đồn Khương Thượng bị tiêu diệt, tướng giặc Sầm Nghi Đống thất trận, khiếp đảm đã thắt cổ chết thảm hại, Hàng vạn giặc bị giết: “Một trận rồng lửa giặc tan tành” (Ngô Ngọc Du). Mấy chục năm sau, Hồ Xuân Hương đi qua ngôi đền tên tướng giặc Sầm Nghi Đống do Hoa kiều dựng lên, tức cảnh làm bài thơ này.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
d. Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (2 câu đầu): Thái độ của tác giả với ngôi đền quan Thái thú
- Phần 2 (2 câu cuối): Khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng của tác giả
e. Giá trị nội dung
- Khẳng định tài năng của người phụ nữ.
-Đả kích đền 1 vị thần xâm lược bại trận-bất tài vô dụng.
g. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hoá cao độ từ giọng điệu, ngôn từ đến ý thơ. Cách nhìn, cách tả, cách so sánh và suy nghĩ cho thấy một lối nói trào phúng, sắc nhọn. Bài thơ đa nghĩa, hóm hỉnh, sâu sắc.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)