Tác giả Lý Lan - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lý Lan - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lý Lan.

1 126 18/12/2024


Tác giả Lý Lan - Cuộc đời và sự nghiệp

Bức thư tưởng tượng - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

1. Tiểu sử nhà văn Lý Lan

- Ngày sinh: sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957

- Quê quán: Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở Triều Dương, Sán Đầu, Quảng Đông, Trung Quốc.

- Cuộc đời:

Lý Lan học khoảng 1 năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Hoa Kỳ).

Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Trường Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy.

Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lý Lan

- Các tác phẩm đã xuất bản

  • Ngôi nhà trong cỏ (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984)
  • Nơi Bình Yên Chim Hót (Nhà xuất bản Cà Mau, Cà Mau, 1986)
  • Chút Lãng Mạn Trong Mưa (Nhà xuất bản Trẻ, TP HCM, 1987)
  • Hội Lồng Đèn (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1991)
  • Chiêm Bao Thấy Núi (Nhà xuất bản Trẻ, TP HCM, 1991)
  • Truyện (in chung với Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Hải Chí, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1992)
  • Những Người Lớn (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1992)
  • Mưa Chuồn Chuồn (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1993)
  • Chân Dung Người Hoa (Nhà xuất bản Văn Hoá, Hà Nội, 1994)
  • Đất Khách, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1995)
  • Lệ Mai, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1998)
  • Thơ (in chung với Thanh Nguyên và Lưu Thị Lương, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1998)
  • Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1998)
  • Khi Nhà Văn Khóc, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1999)
  • Dặm Đường Lang Thang, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1999)
  • Dị Mộng (Nhà xuất bản Trẻ, TP HCM, 2000)
  • Quán Bạn (in chung với Thanh Nguyên, Lưu Thị Lương và Chim Trắng, Nhà xuất bản Trẻ, TP HCM, 2001)
  • Một Góc Phố Tàu (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2001)
  • Ba Người và Ba Con Vật (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 2002)
  • Là Mình, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005)
  • Người Đàn Bà Kể Chuyện, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2006)
  • Miên Man Tùy Bút, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2007)
  • Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2008)
  • Tiểu Thuyết Đàn Bà, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2008)
  • Cổng trường mở ra, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2009)
  • Hồi Xuân, (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2009)

- Lý Lan là người đã được Nhà xuất bản Trẻ giao công việc dịch bộ truyện Harry Potter qua tiếng Việt.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Bức thư tưởng tượng

Bức thư tưởng tượng - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

a. Thể loại

- Tác phẩm Bức thư tưởng tượng thuộc thể loại: tùy bút.

b. Xuất xứ

- Trích từ Miên man tùy bút, NXB Văn nghệ, 2007.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự

d. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến…khó khăn): giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật tôi.

- Phần 2 (đoạn còn lại): nội dung bức thư.

e. Tóm tắt Bức thư tưởng tượng

Văn bản Bức thư tưởng tưởng xoay quanh bức thư của tôi viết và nhái theo một bức thư trong quyển sách, tuy nhiên bức đó lại được giấu kín, ba của nhân vật tôi không biết đến.

f. Giá trị nội dung

- Bức thư tưởng tượng thể hiện sự phức tạp trong tâm lý của nhân vật “tôi”. Đó là sự pha trộn giữa niềm tự hào, mong muốn được quan tâm, thấu hiểu, và nỗi niềm của một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm cha. Bức thư cũng cho thấy khao khát được yêu thương, được sống trong một gia đình hạnh phúc của “tôi”.

g. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp các sự việc được kể lại thật chi tiết, dễ dàng bộc lộ cảm xúc nhân vật.

1 126 18/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: