Tác giả Lưu Trọng Lư - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lưu Trọng Lư - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lưu Trọng Lư.

1 1,050 19/07/2024


Tác giả Lưu Trọng Lư - Cuộc đời và sự nghiệp

Nắng mới - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Lưu Trọng Lư

- Ngày sinh: 19/6/1912 – 10/8/1991

- Quê quán: quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Gia đình: sinh trong một gia đình quan lại xuất thân nho học

- Cuộc đời:

+ Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” đả kích các nhà thơ “cũ”.

+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

+ Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lưu Trọng Lư

- Các Tác Phẩm

Thơ

  • Tiếng thu (1939), 52 bài
  • Tỏa sáng đôi bờ (1959)
  • Người con gái sông Gianh (1966)
  • Từ đất này (197l)
  • Chị em (1973)
  • Bâng khuâng (1988)
  • Bao la sầu (1989)
  • Cung đàn mùa xuân (thơ Lưu Trọng Lư, nhạc Cao Việt Bách, ng: bcdcnt.net"bài ca đi cùng năm tháng")

Sân khấu

  • Nữ diễn viên miền Nam (cải lương)
  • Cây thanh trà (cải lương)
  • Xuân Vỹ Dạ (kịch nói)
  • Anh Trỗi (kịch nói)
  • Hồng Gấm, tuổi hai mươi tới rồi (kịch thơ,1973)

Văn xuôi

  • Người sơn nhân (tập truyện ngắn, 1933)
  • Những nét đan thanh (truyện ngắn, 1934)
  • Huyền Không động (truyện ngắn, 1935)
  • Cô Nguyệt (truyện ngắn, 1937)
  • Con đười ươi (truyện ngắn, 1938)
  • Huế - một buổi chiều (truyện ngắn, 1938)
  • Một người đau khổ (truyện ngắn, 1939)
  • Chạy loạn (truyện ngắn, 1939)
  • Cô gái tân thời (truyện ngắn, 1939)
  • Một tháng với ma (truyện ngắn, 1940)
  • Chiếc cáng xanh (truyện dài, 1941)
  • Khói lam chiều (truyện dài, 194l)
  • Cô Nhung (truyện ngắn, 1941)
  • Mẹ con (truyện ngắn, 1942)
  • Em là gái trong khung cửa (truyện ngắn, 1942)
  • Dòng họ (truyện ngắn, 1943)
  • Hổ với Mọi (truyện ngắn, 1944)
  • Chiến khu Thừa Thiên (truyện vừa, 1952)
  • Truyện cô Nhụy (truyện vừa, 1962)
  • Mùa thu lớn (tuỳ bút, hồi ký, 1978)
  • Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, 1989)

- Giải thưởng: Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Nắng mới

Nắng mới - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ thất ngôn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ tập thơ “Tiếng thu”

c. Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp biểu cảm

d. Bố cục tác phẩm Nắng mới

- Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên “nắng mới”

- Khổ 2+3: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình

e. Giá trị nội dung tác phẩm Nắng mới

- Kí ức về mẹ gắn liền với sự biết ơn, tình yêu tha thiết

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nắng mới

- Thể thơ thất ngôn

- Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ

3.2. Tiếng thu

a. Thể loại

- Tác phẩm Tiếng thu thuộc thể loại: thơ năm chữ.

b. Xuất xứ

- In trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, Hà Nội, tr77 – 78)

c. Hoàn cảnh sáng tác

Tuổi thơ của nhà thơ Lưu Trọng Lư trôi qua bên bờ sông Gianh ở Quảng Bình, nơi ông thường xuyên theo đuổi những đứa trẻ chăn trâu trong các gia đình nghèo. Ông viết những lá thư cảm động, đồng thời làm thơ, nhằm mang lại sự an ủi và hy vọng cho những người vợ trẻ, những người phải chờ đợi chồng của họ, những người đã bị gửi đi chiến đấu ở các chiến trường châu Âu trong thời kỳ chiến tranh với người Pháp.

Như vậy, ông từng bước hiểu được nỗi đau và tâm trạng của những người dân bình thường, của những người phụ nữ giữa làng quê yên bình, nơi sông Gianh chảy qua. Ngôi nhà thời thơ ấu của Lưu Trọng Lư là nơi chứa đựng một bức tranh tượng trưng với hình ảnh một con nai hồn nhiên.

Bức tranh này, cùng với hình ảnh mùa thu đẹp đẽ của quê hương và những người phụ nữ chờ đợi chồng trở về, đã gieo vào tâm hồn ông những cảm xúc sâu sắc. Từ những trải nghiệm và nguồn cảm hứng này, bài thơ Tiếng thu ra đời. Sự kết hợp với âm nhạc tuyệt vời của nhạc sĩ Phạm Duy đã làm cho bài thơ lan tỏa rộng rãi hơn, trở thành một lời gọi đến hòa bình, gửi đi thông điệp nhân văn và lòng nhân ái.

d. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

e. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề “Tiếng thu” cũng đồng nghĩa với tiếng lòng, tiếng nói con tim của một tình yêu câm lặng.

Tác giả mượn mùa thu để nói thay tiếng lòng mình, muôn đời vẫn rất ban sơ, vẫn muốn được ngơ ngác trong tình yêu.

f. Bố cục Tiếng thu

- Khổ 1: tiếng thu là một điệu huyền.

- Khổ 2: tâm trạng của nhân vật trữ tình dành cho “tiếng thu”.

- Khổ 3: khung cảnh thiên nhiên trong đất trời.

g. Giá trị nội dung

- Văn bản nói nói về hình ảnh mùa thu để nói lên nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhan đề đã khéo léo trong việc sử dụng mùa thu, mùa của nỗi buồn để nói lên nỗi niềm của nhân vật. Qua đó, ta cảm nhận được nỗi buồn man mác, những hình ảnh đầy biểu tượng ấy gộp vào nhau, tạo nên một bài thơ đầy sức sống nhưng cũng rất chi là hữu tình.

h. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng biện pháp câu hỏi tu từ, điệp ngữ, nhân hóa, từ láy linh động.

1 1,050 19/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: