Tác giả Trần Tuấn Khải - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Trần Tuấn Khải - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Trần Tuấn Khải.

1 154 19/12/2024


Tác giả Trần Tuấn Khải - Cuộc đời và sự nghiệp

Hai chữ nước nhà - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

1. Tiểu sử nhà văn Trần Tuấn Khải

-Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.

- Ngày sinh: 4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983

- Quê quán: làng Quang Xán, xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

- Gia đình: Cha ông là Trần Khải Thụy, đỗ cử nhân khoa thi Hương tại Nam Định năm Canh Tý (1900).

- Cuộc đời:

Năm lên 6 tuổi, ông bắt đầu học chữ Hán với cha. Nhờ mẹ ông cũng là người thuộc nhiều ca dao, thi phú, lại hết lòng dạy dỗ con, vì vậy mới 12 tuổi, ông đã biết làm đủ các thể thơ bằng chữ Hán.

Năm Giáp Dần (1914), cha ông lâm bệnh mất tại nơi nhiệm sở. Khi ấy, Trần Tuấn Khải vừa đúng 19 tuổi và cũng vừa lấy bà Thiên Lý được một năm. Qua năm 1919, ông trở lại làng Quang Xán dạy học, được ít tháng ông lại xuôi ngược khắp miền Bắc, rồi đưa vợ ra Hà Nội. Nhưng ít lâu sau, thấy chồng ghét cảnh náo nhiệt, bà Khải bán nhà đến mua một trang trại ở ấp Thái Hà, ven đô Hà Nội.

Năm 1921, ông xuất bản tập thơ thứ nhất Duyên nợ phù sinh I, được giới văn chương đương thời chú ý. Năm sau, ông được mời vào Ban biên tập nhật báo Khai Hóa tại Hà Nội và nhận lời viết giúp cho nhiều báo khác. Đến khi ông cho xuất bản Bút quan hoài I, gồm nhiều bài bi tráng, được nhiều người hoan nghênh, thì Pháp ra lệnh cấm lưu hành và tàng trữ tập thơ đó (1927).

Năm 1932, tác phẩm Chơi xuân năm Nhâm Thân được xuất bản, nhưng ngay sau đó bị Pháp ra lệnh tịch thu, khám nhà rồi bắt giam Trần Tuấn Khải và chủ nhà sách Nam Ký. Ông bị giam hơn 2 tháng rồi bị tuyên án 2 tháng tù treo về tội viết sách "phá rối trị an, xúi dân nổi loạn". Trong nhà giam Hỏa Lò, Trần Tuấn Khải gặp được Nghiêm Toản và nhiều nhà trí thức có tâm huyết khác .

Ra tù, vợ chết, con nhỏ chết. Chôn cất vợ con xong, ông trở về Thái Hà, lại bắt đầu viết bài cho các báo. Năm 1938, ông cưới người vợ thứ họ Nguyễn, Ông có được sáu cô con gái và hai người con trai. 6 người con gái của ông gồm có nhà thơ Lan Hinh (Trần Thị Lan), nhà thơ Mai Hồng Khương (Trần Thị Mai Hương), Trần Thị Ngọc Bảo, Trần Thị Ngọc Dung, Trần Thị Ngọc Khanh và Trần Thị Băng Thanh, con trai là Trần Quốc Tuyền và Trần Quốc Lăng.

Năm 1947, ông đem theo con tản cư đến Nho Quan, nhưng đến năm 1954 thì di cư vào Nam, làm việc tại Thư viện Quốc gia, Viện Khảo cổ, chuyên viên Hán học tại Nha văn hóa và các báo Đuốc Nhà Nam, Văn hóa nguyệt san, Tin văn...Năm 1966, ông cùng một số trí thức tiến bộ ký tên yêu cầu chính quyền Việt Nam Cộng hòa trực tiếp hiệp thương với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam nhằm vãn hồi hòa bình, nên bị buộc nghỉ việc. Sau đó, ông là chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hoá dân tộc năm 1966 – 1967.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Trần Tuấn Khải

- Thơ văn của ông chứa đựng nỗi niềm đau đáu trước cảnh nước mất nhà tan, thường mượn chuyện xưa tích cũ trong lịch sử dân tộc để gửi gắm tấm lòng yêu nước thương dân, thể hiện trách nhiệm của một nhà Nho đối với vận mệnh dân tộc.

- Tác phẩm:

+ Thơ

  • Duyên nợ phù sinh I (1921)
  • Duyên nợ phù sinh II (1922)
  • Bút quan hoài I (1924)
  • Hồn tự lập I (1924)
  • Bút quan hoài II (1927)
  • Hồn tự lập II (1927)
  • Với sơn hà I (1936)
  • Với sơn hà II (1949)
  • Hậu anh Khóa (1975)

+ Tiểu thuyết

  • Gương bể dâu I (1922)
  • Hồn hoa (1925)
  • Thiên thai lão hiệp(1935- 1936)

+ Kịch

  • Mảnh gương đời (1925)

+ Dịch thuật

  • Thủy hử (1925)
  • Hồng lâu mộng (1934)
  • Đông Chu liệt quốc (1934)

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Hai chữ nước nhà

Hai chữ nước nhà - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

a. Thể loại

- Tác phẩm Hai chữ nước nhà thuộc thể loại: thơ song thất lục bát

b. Xuất xứ

- In trong Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, 1984.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

d. Bố cục Hai chữ nước nhà

- Phần 1 (từ dòng 29 đến dòng 32): Nỗi đau xót khắc khoải của người cha khi bị bắt đi, không thể làm gì khác được, đành nhờ con thay mình làm tròn bổn phận với nước nhà.

- Phần 2 (từ dòng 33 đến dòng 48): Niềm tự hào của người cha khi nhắc con nhớ lại những chiến công hào hùng đánh giặc giữ nước trong lịch sử và bổn phận giữ gìn giang sơn của mỗi thế hệ.

- Phần 3 (từ dòng 49 đến dòng 64): Cảm xúc tha thiết, mãnh liệt khi nhấn mạnh trách nhiệm của con là trang nam nhi đầu đội trời chân đạp đất, phải sống sao cho không hổ thẹn với lịch sử, với tổ tiên, với đấng sinh thành.

e. Giá trị nội dung

- Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc.

f. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát.

- Giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ.

1 154 19/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: