Tác giả Nguyễn Huy Tưởng - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Huy Tưởng - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

1 1,508 26/12/2023


Tác giả Nguyễn Huy Tưởng - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

- Ngày sinh: sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912, mất ngày 25 tháng 7 năm 1960

- Quê quán: làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội

- Gia đình: sinh ra trong một gia đình nho giáo

- Cuộc đời:

Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

- Tác phẩm:

  • Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942)
  • Vũ Như Tô (kịch, 1941)
  • An Tư công chúa (tiểu thuyết, 1944)
  • Cột đồng Mã Viện (kịch, 1944)
  • Bắc Sơn (kịch, công diễn 6 tháng 4 năm 1946)
  • Những người ở lại (kịch, 1948)
  • Anh Sơ đầu quân (tập kịch, 1949)
  • Tìm mẹ (truyện thiếu nhi, 1950)
  • Ký sự Cao Lạng (tập ký sự, 1951)
  • Truyện Anh Lục (tiểu thuyết, 1955)
  • Gặp Bác (tập ký, 1956)
  • Kể chuyện Quang Trung (truyện thiếu nhi, 1957)
  • Bốn năm sau (tiểu thuyết, 1959)
  • Sống mãi với Thủ Đô (tiểu thuyết, 1960)
  • Lũy hoa (kịch bản, 1960)
  • An Dương Vương xây thành ốc (truyện thiếu nhi, 1960)
  • Lá cờ thêu sáu chữ vàng (tiểu thuyết, 1960)
  • Lũy hoa (truyện phim, 1961)
  • Chiến sĩ ca-nô (truyện thiếu nhi)
  • Thằng Quấy (truyện thiếu nhi)
  • Con cóc là cậu ông trời (truyện thiếu nhi)
  • Cô bé gan dạ (truyện thiếu nhi)
  • Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng (3 tập, 2006) dày 1700 trang

- Vinh danh: Năm 1995, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một phố của thủ đô là phố Nguyễn Huy Tưởng, nối từ phố Vũ Trọng Phụng cắt ngang qua phố Nguyễn Tuân đến đường Khuất Duy Tiến. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Bắc Sơn

a. Bố cục tác phẩm Bắc Sơn

Gồm 3 lớp:

- Lớp I : Hoàn cảnh của Thơm.

- Lớp II : Thái và Cửu – hai cán bộ cách mạng bị truy đuổi, chạy vào nhà Thơm.

- Lớp III : Thơm đóng kịch qua mắt Ngọc – Ngọc sấp ngửa ra đi.

b. Tóm tắt tác phẩm Bắc Sơn

Vở kịch Bắc Sơn là câu chuyện đã thể hiện thành công một sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại: quần chúng và người chiến sĩ cách mạng. Khi Thái, Cửu bị Ngọc truy đuổi. Họ chạy vào đúng nhà Thơm (Ngọc). Buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng. Thơm đã giấu hai cán bộ cách mạng vào buồng và cứu thoát họ.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Bắc Sơn

Phương thức biểu đạt tác phẩm Bắc Sơn là Tự sự

d. Thể loại

Tác phẩm Bắc Sơn thuộc thể loại Kịch

e. Giá trị nội dung tác phẩm Bắc Sơn

- Thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm - một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Qua đó, tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bắc Sơn

- Thành công trong vở kịch là: tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại và thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật.

- Cách tạo dựng tình huống, sử dụng ngôn ngữ đối thoại, nghệ thuật biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.

- Thành công trong tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột.

- Ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật.

3.2. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tác giả Nguyễn Huy Tưởng - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Xuất xứ tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài

- Đoạn trích thuộc hồi V vở kịch Vũ Như Tô

- Vũ Như Tô là vở kịch năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517 dưới thời vua Lê Tương Dực

- Năm 1941 tác phẩm được hoàn thành, đề tựa tháng 6- 1942

- Năm 1943-1944 được sự góp ý tác giả đã sửa vở kịch từ ba hồi thành năm hồi

b. Bố cục tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài

- 9 phần tương ứng với 9 lớp kịch

c. Tóm tắt tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài

Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực doạ giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài – (hồi I). Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước một toà lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao”, có thể “tranh tinh xảo với hoá công” để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện. Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng toà đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Ông đã vô tình gây biết bao tai hoạ cho nhân dân: Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi nhiều người chết vì tai nạn, vì ông cho chém những kẻ chạy trốn. Công cuộc xây dựng càng gần kề thành công thì mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị sống xa hoa, truỵ lạc với tầng lớp nhân dân nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và người dân lao động mà ông hằng yêu mến càng căng thẳng, gay gắt (hồi II, III, IV). Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình – đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ nổi loạn đập phá, thiêu huỷ (hồi V).

d. Phương thức biểu đạt tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

- Tự sự, biểu cảm

e. Thể loại tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

- Tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc thể loại: Kịch

g. Giá trị nội dung tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

- Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

- Đoạn trích đã thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ hành động nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.

3.3. Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Tác giả Nguyễn Huy Tưởng - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Lá cờ thêu sáu chữ vàng thuộc thể loại truyện lịch sử

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng ra đời năm 1960. Đây là khoảng thời gian mà nước ta đang gồng mình kháng chiến chống lại giặc Mỹ.

- Văn bản trên đây thuộc phần 3 của tác phẩm.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng có phương thức biểu đạt là tự sự.

d. Người kể chuyện

Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng được kể theo ngôi thứ ba.

e. Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Tác phẩm kể về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Sau khi có giấc mơ mang điềm báo về việc bản thân bắt sống tên sứ thần hống hách nhà Minh. Cậu đã tiến về Bình Than xin nhà vua cho cùng dự họp bàn việc nước. Thấy cậu còn nhỏ, vua ban cho một quả cam rồi đuổi ra ngoài. Ấm ức và thất vọng, khi rời đi, Quốc Toản đã bóp nát quả cam lúc nào không hay. Về nhà, cậu chăm chỉ rèn luyện võ nghệ, chờ ngày báo đáp tổ quốc. Ít lâu sau, khi giặc tấn công nước ta, Trần Quốc Toản mang theo lá cờ thêu sáu chữ vàn “Phá cường địch, báo hoàng ân” ra trận. Với sự dũng mãnh, cậu đã đạt nhiều chiến công vang dội, ghi danh vào sử sách.

g. Bố cục Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Văn bản được chia làm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “nhưng lại e phạm thượng”: Hoài Văn xin xuống bến họp bàn việc nước nhưng không được chấp thuận.

Phần 2: Tiếp đến “thưởng cho em ta một quả”: Hoài Văn xông xuống bến Bình Than xin đánh.

Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của Hoài Văn.

h. Giá trị nội dung Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Lá cờ thêu sáu chữ vàng khắc họa hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Hoài Văn với tinh thần yêu nước bất diệt. Qua đó khơi dậy biết bao dòng cảm xúc trong tâm hồn những người con yêu nước và giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử đất nước Việt Nam anh hùng.

i. Giá trị nghệ thuật Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Bằng sức tưởng tượng phong phú, ca từ giàu chất biểu cảm, lập luận chặt chẽ, tác phẩm chinh phục tấm lòng người đọc biết ơn, ghi công người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước quật cường.

3.4. Viên tướng trể và con ngựa trắng

Tác giả Nguyễn Huy Tưởng - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại Truyện lịch sử

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- trích từ các chương VIII, IX, X, XI, XIII

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng có phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

d. Bố cục bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Giới thiệu về Hoài Văn Hầu và lá cờ thêu sáu chữ vàng.

- Phần 2: Trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc.

- Phần 3: Chiến thắng của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc.

e. Giá trị nội dung

- Truyện kể về anh hùng Trần Quốc Toản, còn nhỏ nhưng đã có ý chí đánh đuổi quân xâm lược, dành chủ quyền về cho đất nước. Nhưng vì còn quá nhỏ lại thêm cha mất sớm nên bị cho ra rìa và không được tham gia đánh đuổi quân Nguyên Mông cùng vua quan nhà Trần. Viên tướng trẻ và con ngựa trắng kể về những hành động tiếp theo của Trần Quốc Toản hay còn gọi là Hoài Văn sau khi không được cùng tham gia đánh giặc cho tới khi giải cứu chú ruột của mình là Chiêu Thành Vương.

g. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa.

- Nguồn cảm hứng lãng mạn được lấy từ những sự kiện lịch sử vẽ lên vẻ đẹp nơi chiến trường khốc liệt.

- Âm hưởng sử thi hùng tráng quyện hòa trong chất men say của lãng mạn, trữ tình

1 1,508 26/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: