Tác giả Trần Tế Xương - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Trần Tế Xương - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Trần Tế Xương.

1 568 lượt xem


Tác giả Trần Tế Xương - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Trần Tế Xương - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Trần Tế Xương

- Tên thật là Trần Duy Uyên đến khi đi thi Hương mới đổi là Trần Tế Xương, sau đổi lại là Trần Cao Xương

- Ngày sinh: sinh ngày 10-08-1871, mất ngày 20-01-1907

- Quê quán: quê quán ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định)

- Gia đình:

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học, từ nhỏ ông đã nổi tiếng rất thông minh, có tài đối thơ rất hay khiến ai ai cũng phải thán phục.

- Thời đại: sinh ra trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan nên tuổi thơ của ông là những chuỗi ngày đen tối, điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến tính cách cũng như tư tưởng của ông.

- Cuộc đời:

Học hành tài giỏi nhưng đường thi cử của ông rất lận đận. Đi thi từ năm 15 tuổi nhưng mãi tới lần thứ 4 tức vào năm 1894 ông mới đỗ Tú tài, tiếp sau đó ông lại trượt thêm 5 lần khoa thi cử nhân nên dấu ấn thi rớt luôn in đậm trong tiềm thức của ông.

Trần Tế Xương cưới vợ và sinh được 8 người con - 6 trai và 2 gái. Cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn vì con đông, nhà nghèo, công việc lại không ổn định nên mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay vợ ông – bà Phạm Thị Mẫn hay còn gọi bà Tú chăm lo và quán xuyến.

Năm 1907, ông đột ngột qua đời trong một cơn cảm lạnh, để lại sự tiếc nuối cho nhiều người yêu quý con người cũng như tài năng của ông.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Trần Tế Xương

- Các tác phẩm chính:

+ sáng tác của Tế Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình

+ hiện còn khỏang 100 bài chủ yếu là thơ Nôm, văn tế và câu đố

- Phong cách sáng tác:

+ gồm hai mảng trữ tình và trào phúng nhưng trữ tình là cái gốc rễ còn trào phúng chỉ là cành lá

+ thơ bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời

+ Tú Xương cũng đã Việt hóa sâu sắc thể thơ Nôm Đường luật, hình ảnh ngôn từ bình dị, đậm sắc thái dân gian và nóng hổi hơi thở đời sống

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Thương vợ

Tác giả Trần Tế Xương - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Thương vợ

- Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu thương chịu khó hiện lên qua nỗi thương vợ của thi sĩ

- Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của tác giả

b. Phương thức biểu đạt tác phẩm Thương vợ

- Tác phẩm Thương vợ thuộc thể loại: Biểu cảm

c. Thể thơ tác phẩm Thương vợ

- Thất ngôn bát cú đường luật

d. Giá trị nội dung tác phẩm Thương vợ

- Với tình cảm thương yêu quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách chân thực xúc động hình ảnh người vợ tàn tảo, giàu đức hi sinh

e. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thương vợ

- Cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị sâu sắc

3.2. Vịnh khoa thi Hương

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

- Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi

- Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi

- Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi

- Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi

b. Phương thức biểu đạt tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

- Biểu cảm

c. Thể thơ tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

- Tác phẩm Vịnh khoa thi Hương thuộc thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật

d. Tóm tắt tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

Bài thơ Vịnh khoa thi Hương được tác giả miêu tả chi tiết về khoa thi Hương. Đầu tiên là giới thiệu về kì thi, tiếp theo tác giả miêu tả cảnh tượng khi đi thi của sĩ tử của quan trường, những ông to bà lớn đến trường thi. Cuối cùng là thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

Bài thơ vừa ghi lại cảnh nhập trường vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh, qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

Nghệ thuật đối, đảo ngữ, ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

3.3. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Tác giả Trần Tế Xương - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Sau khi Pháp tiến hành cuộc xâm lược, văn hóa phương Tây tràn nhanh qua Việt Nam, Hán học đến thời kì suy tàn, các nho sĩ thi nhau đem vứt bút lông chuyển sang dùng bút sắt. Chính vì vậy, các kì thi truyền thống không còn giữ được sự nghiêm túc, khắt khe như trước, thay vào đó là sự bát nháo, hỗn độn.

- Vào khoa thi năm 1897 (năm Đinh Dậu), kì thi Hương ba năm diễn ra một lần vốn từ xưa đều được tổ chức ở Hà Nội, nay bị Pháp bãi bỏ và tổ chức chung cho thí sinh ở trường Nam Định thi cùng với thí sinh trường Hà Nội. Chứng kiến hiện thực đầy bát nháo, đau xót đó, Tú Xương đã sáng tác bài thơ này.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

d. Bố cục văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Hai câu thơ đầu. Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu.

- Phần 2. Bốn câu thơ tiếp theo. Cảnh trường thi trong thực tế.

- Phần 3. Hai câu thơ còn lại. Thái độ, tâm trạng của nhà thơ.

e. Tóm tắt Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

g. Giá trị nội dung

- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

h. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ.

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

3.4. Tự trào I

Tác giả Trần Tế Xương - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại thất ngôn bát cú

b. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

c. Xuất xứ

In trong Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Văn học, 2010

d. Bố cục

4 phần:

+ 2 câu đề: Tiếng cười chế giễu với hoàn cảnh của chính mình.

+ 2 câu thực: Sự bất lực của bản thân trước cuộc đời.

+ 2 câu luận: Sự bất lực của bản thân trước cuộc đời.

+ 2 câu kết: Cảm xúc trước nỗi lo với thời cuộc.

e. Giá trị nội dung

- Văn bản đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

g. Giá trị nghệ thuật

- Có sự kết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình.

-Giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc.

1 568 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: