Tác giả Lò Ngân Sủn - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lò Ngân Sủn - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lò Ngân Sủn.

1 1,907 24/12/2023


Tác giả Lò Ngân Sủn - Cuộc đời và sự nghiệp

Chiều biên giới - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Lò Ngân Sủn

- Ngày sinh: Ông sinh ngày 26 tháng 04 năm 1945. mất ngày 15 tháng 12 năm 2013

- Quê quán: tại Bản Vền, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

- Cuộc đời: Xuất thân là một thấy giáo, từ năm 1963 đến năm 1970, nhà thơ dạy học tại quê nhà. Từ năm 1971 đến năm 1979, ông chuyển sang làm Quản lý giáo dục huyện Bát Xát, Ông đã trúng cử, tham gia 4 khoá Hội đồng nhân dân, 2 khoá Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát, Lao Cai. Năm 1988, Hội Văn Nghệ Hoàng Liên Sơn được thành lập, ông chuyển sang giữ chức Phó chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1992, Hội Văn Nghệ Lào Cai được thành lập, ông chuyển sang làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Lao Cai, Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn hoá dân tộc Việt Nam. Từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá V, Ủy viên Ban Chấp hành Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học & Nghệ thuật Việt Nam. Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lò Ngân Sủn

a. Phong cách nghệ thuật: thơ của ông trong sáng, mộc mac, giản dị thể hiện tâm hồn tinh tế

b. Các tác phẩm:

– Chiếc vòng bạc (truyện ký, 1987);

– Chiều biên giới (thơ, 1989);

– Những người con của núi (thơ, 1990);

– Đám cưới (thơ, 1992);

– Đường dốc (thơ, 1993);

– Tục ngữ Dáy (sưu tầm biên dịch, 1994);

– Dòng sông mây (thơ, 1995);

– Chợ tình (thơ, 1995);

– Hưu tập thể (tập truyện, 1995);

– Lều nương (1995);

– Suối Pí Lè (thơ, 1996),

– Thơ Lò Ngân Sủn (thơ, 1996);

– Đầu nguồn cuối nước (song ngữ, 1997);

– Bước đầu tìm về văn hoá người Dáy (1997);

– Tôi là một ngọn gió (1998);

– Hoa văn thổ cẩm (tiểu luận, 1998);

– Núi mọc trong mặt gương (tiểu luận, 1998);

– Hoa văn thổ cẩm 2 (1999);

– Người trên đá (2000);

– Hoa văn thổ cẩm (2000);

– Con của núi 3 (tiểu luận, 2001);

– Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số (2002);

– Nơi mặt trăng mặt trời gặp nhau (2003);

– Bữa tình yêu (2004);

– Chất trữ tình trong dân ca thiểu số (2005);

– Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ (2006).

3. Giải thưởng

- Giải C của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1982 (truyện ký Chiếc vòng bạc);

– Giải B của Bộ Giao thông (thơ Dốc chín quai, Đường về Bát Xát);

– Giải nhì của Bộ Giáo dục 1991 (thơ Cô giáo Mường);

– Giải B Văn học Dân tộc thiểu số của Hội Nhà văn Việt Nam 1992 (tập thơ Những người con của núi);

– Giải A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học & Nghệ thuật Việt Nam 1993 (tập thơ Đám cưới);

– Giải ba của báo Người Hà Nội 1994 (bài thơ Ở đây);

– Giải B của báo Thiếu nhi dân tộc 1995 (bài thơ Trời, Cái bật lửa);

– Giải B của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học & Nghệ thuật Việt Nam 1995 (tập thơ Dòng sông mây);

– Giải thưởng của Hội Nhà văn 1997 (Lều nương). Giải Phan xi păng.

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đượt 4 năm 2017.

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Chiều biên giới

Tác giả Lò Ngân Sủn - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ 5 chữ

b. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

- Tác phẩm được sáng tác năm 1980

c. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm

d.Bố cục tác phẩm Chiều biên giới

- Phần 1 đoạn 1,2,3 : Cảnh đẹp hùng vĩ nơi biên giới

- Phần 2 còn lại: Âm thanh của núi rừng

e. Tóm tắt tác phẩm Chiều biên giới

Bức tranh thiên nhiên của núi rừng trong buổi chiều tuyệt đẹp với cả màu sắc và âm thanh mà khó có nơi nào sánh được. Cuộc sống của người dân nơi đây đang dần dần đổi thay từng ngày, hòa chung với sự phát triển của đất nước

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chiều biên giới

- Sử dụng bút pháp so sánh, ẩn dụ nhân hóa

- Độc đáo trong cách gieo vần chân

- Thể thơ 5 chữ

h. Giá trị nội dung tác phẩm Chiều biên giới

-Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên vào buổi chều nơi biên giới

1 1,907 24/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: