Tác giả Lý Công Uẩn - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lý Công Uẩn - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lý Công Uẩn.

1 1000 lượt xem


Tác giả Lý Công Uẩn - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Lý Công Uẩn

- Tức Lý Thái Tổ

- Ngày sinh: 974-1028

- Quê quán: Là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

- Gia đình:mẹ là Phạm Thị Ngà, nhưng không rõ danh tính của cha, chỉ biết ông được truy tôn tước Hiển Khánh vương sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi. Đại Việt sử lược chép ông có một anh trai (sau phong Vũ Uy vương) và một em trai (sau phong Dực Thánh vương). Đại Việt sử ký toàn thư chép ông còn có một người chú được phong Vũ Đạo vương.

- Cuộc đời: Lên 3 tuổi, Công Uẩn được Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp (Ứng Tâm tự, chùa Dặn) nhận nuôi, từ nhỏ đã thông minh, tuấn tú khác thường. Năm 6, 7 tuổi, Công Uẩn được gửi sang nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh, thấy Công Uẩn, sư Lý Vạn Hạnh liền khen: Đứa bé này không phải người thường, lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.

+ Ông là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công

+ Dưới thời Lê ông làm chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ

+ Khi Lê Ngọa mất ông được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lý Công Uẩn

- Phong cách sáng tác: Sáng tác của ông chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận nước

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Tác giả Lý Công Uẩn - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

- Phần 1 (Từ đầu đến …không thể không dời đổi): Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …muôn đời): Những lí do chọn Đại La làm kinh đô.

- Phần 3 (Còn lại): Thông báo quyết định dời đô.

b. Tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Năm 1010, Lí Thái Tổ viết "Chiếu dời đô" để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Sau khi dời về Đại La, ông đổi tên địa điểm này thành Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt, chính là Hà Nội ngày nay. Chiếu dời đô của Lí Công uẩn là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chính văn bản này đã góp phần khai sinh ra kinh đô của nước ta trong quá khứ và hiện nay.

c. Phương thức biểu đạt

- Tác phẩm Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận

d. Thể loại

- Tác phẩm Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) thuộc thể loại: Chiếu

e. Giá trị nội dung tác phẩm Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Bài chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

1 1000 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: