Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh.

1 1893 lượt xem


Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh - Cuộc đời và sự nghiệp

Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh

- Ngày sinh: 18 tháng 3 năm 1930 – 9 tháng 2 năm 2018

- Quê quán: quê quán tại Gia Lâm, Hà Nội

- Cuộc đời:

Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên [Phú Thọ], rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.

Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.

Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, [trường Đại học Sư phạm Hà Nội].

Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980–1992.

Về già sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lâm bệnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từ trần vào chiều ngày 9/2/2018 tại Bệnh viện hữu nghị Việt –Xô Hà Nội, hưởng thọ 88 tuổi.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh

a. Phong cách sáng tác

Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông nổi tiếng gần đây là nhờ quyển hồi ký có viết một vài chi tiết về chủ tịch Hồ Chí Minh (có kể đến cái chết của bà Nông Thị Xuân) và các quan chức trong chính phủ của đảng cộng sản Việt Nam như Tố Hữu; cũng viết về những nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu,...

- Tác phẩm:

Các bài phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh chủ yếu nói về các văn bản nghị luận như

  • Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 (viết chung, 1973)
  • Nhà văn, tư tưởng và phong cách (1979)
  • Nhà văn tư tưởng và phong cách (1983)
  • Nguyên Hồng và Hải Phòng (1987) viết chung
  • Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh (1987)
  • Văn học Việt Nam 1945–1975, 2 tập (chủ biên, 1988–1990)
  • Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp (1988)
  • Chân dung văn học, tập I (1990)
  • Văn và dạy học văn (1993)
  • Văn thơ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (1994)
  • Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn (1994)
  • Một thời đại mới trong văn học (1996)
  • Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (2005)
  • Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh (2008)
  • Người và nghề (2010)
  • Văn học Việt Nam hiện đại: những gương mặt tiêu biểu (2012)

3. Danh hiệu, Giải thưởng

Trong suốt sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã xuất bản 12 tác phẩm lý luận phê bình văn học. Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1984, Giáo sư năm 1991, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, Nhà giáo Nhân dân 2002; được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất năm 1986, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1998, Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (lần một năm 1985, lần hai năm 2001) và Giải thưởng Nhà nước năm 2000

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ

Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Văn bản nghị luận

b. Xuất xứ

Trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, 2005.

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

d. Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ ông rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà văn của nhân dân lao động.

e. Bố cục tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1: Nguyên Hồng là con người nhạy cảm

- Phần 2: Thời thơ ấu bất hạnh

- Phần 3: Hoàn cảnh sống cơ cực của nhà văn Nguyên Hồng

g. Giá trị nội dung tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

- Ca ngợi phẩm chất và tài năng của nhà văn Nguyễn Hồng

- Khẳng định ông là nhà văn luôn gắn chặt cuộc sống của mình với những người nông dân.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

- Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.

- Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp.

4.2. Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: văn bản nghị luận.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Xuất xứ: In trong cuốn: Những bài giảng về tác gia văn học.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

d. Bố cục Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

- Phần mở đầu: Thế giới nhân vật của các nhà văn, đặc biệt của Nguyễn Tuân

- Phần Nội dung: Đưa ra lí lẽ, luận điểm của vấn đề.

- Phần kết: Khẳng định vẻ đẹp của những con người biết cúi đầu trước cái tài, tâm

e. Tóm tắt Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Văn bản đề cập đến văn bản "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, ông tạo ra một thế giới nhân vật đầy đặc sắc, tập trung vào việc khám phá vẻ đẹp của những con người biết cúi đầu trước cái tài và tâm. Qua các dẫn chứng và lí lẽ trong tác phẩm, Nguyễn Tuân làm sáng tỏ về điều này.

g. Giá trị nội dung

- Ca ngợi vẻ đẹp của các nhân vật trong tác phẩm văn học.

- Gửi gắm bài học giáo dục sâu sắc.

h. Giá trị nghệ thuật

- Cấu trúc bài văn nghị luận chặt chẽ (mở đầu – thân bài – kết luận)

- Giọng điệu đối thoại, vừa trầm lắng nhẹ nhàng, vừa dứt khoát , mạnh mẽ

- Lập luận, lí lẽ chặt chẽ, đầy tính thuyết phục

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm.

1 1893 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: