Tác giả Nguyễn Bính - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Bính - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Bính.

1 1838 lượt xem


Tác giả Nguyễn Bính - Cuộc đời và sự nghiệp

Xuân về - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Bính

- Tên thật là Nguyễn Trọng Bính

- Ngày sinh: sinh ngày 13-2-1918, mất 20-1-1966

- Quê quán: xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

- Gia đình: Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.

- Cuộc đời: Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, tự học ở nhà, bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi, được giải khuyến khích thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn năm 1937 với tập thơ Tâm hồn tôi.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Bính

- Các tác phẩm

Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Một số tác phẩm:

  • Qua nhà (Yêu đương 1936)
  • Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937)
  • Cô hái mơ (Thơ 2007)
  • Tương tư
  • Chân quê (Thơ 1940)
  • Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), 34 bài
  • Tâm hồn tôi (Thơ 1940), 23 bài
  • Hương cố nhân (Thơ 1941)
  • Hồn trinh nữ (Thơ 1958)
  • Một nghìn cửa sổ (Thơ 1941)
  • Sao chẳng về đây (Thơ 1941)
  • Người con gái ở lầu hoa (Thơ 1942), 24 bài
  • Mười hai bến nước (Thơ 1942), 12 bài
  • Mây tần (Thơ 1942), 9 bài
  • Bóng giai nhân (Kịch Thơ 1942)
  • Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
  • Ông lão mài gươm (Thơ 1947)
  • Chiến dịch mùa xuân (Thơ, 1949)
  • Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
  • Trả ta về (Thơ 1955)
  • Gửi người vợ miền Nam (Thơ 1955)
  • Trong bóng cờ bay (Truyện Thơ 1957)
  • Nước giếng thơi (Thơ 1957)
  • Tiếng trống đêm xuân (Truyện Thơ 1958)
  • Tình nghĩa đôi ta (Thơ 1960)
  • Cô Son (Chèo cổ 1961)
  • Đêm sao sáng (Thơ 1962)
  • Người lái đò sông Vỹ (Chèo 1964)

Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số bài thơ viết trong năm 1964, 1965 và 1966 chưa kịp xuất bản.

- Những bài thơ phổ nhạc

Thơ Nguyễn Bính có nhiều bài được phổ nhạc và cũng có nhiều nhạc sĩ phổ nhạc cho thơ của ông:

  1. Cách xa được Song Ngọc phổ nhạc
  2. Chân quê được Trung Đức phổ nhạc và được Song Ngọc phổ thành ca khúc Hương đồng gió nội
  3. Chuyện tình hoa mai được Anh Bằng phổ nhạc
  4. Cô hái mơ được Phạm Duy phổ nhạc
  5. Cô lái đò được Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc
  6. Gái xuân được Từ Vũ phổ nhạc
  7. Ghen được Trọng Khương phổ nhạc
  8. Hôn nhau lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc
  9. Khúc hát chiều tà được Lã Văn Cường phổ nhạc
  10. Lỡ bước sang ngang được Song Ngọc phổ nhạc
  11. Một lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc
  12. Mưa xuân được Huy Thục phổ nhạc
  13. Người hàng xóm được Anh Bằng phổ thành ca khúc Bướm Trắng
  14. Nhạc xuân được Đức Quỳnh phổ nhạc
  15. Nụ tầm xuân được Phạm Duy phổ nhạc
  16. Thoi tơ được Đức Quỳnh phổ nhạc
  17. Thời trước được Văn Phụng phổ nhạc thành bài Trăng sáng vườn chè
  18. Tiểu đoàn 307 được Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc
  19. Viếng hồn trinh nữ được Trịnh Lâm Ngân phổ thành ca khúc Hồn trinh nữ

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Xuân về

Xuân về - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ tự do

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1937 in trong tuyển tập thơ Nguyễn Bính

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

d. Bố cục tác phẩm Xuân về

- Khổ 1: Gió xuân bắt đầu về

- Khổ 2: Vẻ đẹp khi nắng xuân về

- Khổ 3: Vẻ đẹp đồng quê xuân về

- Khổ 4: Cảnh con người đón xuân về

e. Giá trị nội dung tác phẩm Xuân về

- Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng.

- Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Xuân về

- Từ ngữ gợi tả gợi cảm

- Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi

3.2. Tương tư

Tóm tắt Tương tư hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Tương tư

- Phần 1 (4 câu đầu): khởi nguồn cho tâm trạng tương tư

- Phần 2 ( 12 câu tiếp theo): tỏ bày tâm tư tương tư

- Phần 3 (còn lại) khao khát hạnh phúc muôn đời của tình yêu đôi lứa

b. Phương thức biểu đạt tác phẩm Tương tư

- Biểu cảm

c. Thể thơ tác phẩm Tương tư

- Tác phẩm Tương tư thuộc thể loại: Lục bát

d. Tóm tắt tác phẩm Tương tư

Bài thơ gồm ba đoạn. Đoạn một nói về nỗi tương tư của chàng trai với cô gái, nỗi tương tư có thêm phần trách móc nhẹ nhàng. Đoạn hai nhấn mạnh nỗi tương tư và sự chờ đợi, mong ngóng của người tương tư. Đoạn ba mượn chuyện trầu cau để nói chuyện đôi lứa. Ước mong kết duyên trăm năm của chàng trai.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Tương tư

- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tương tư

- Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nồng nàn.

- Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lạng mạn, thơ mộng.

- Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.

- Hình ảnh sóng đôi: trầu - cau, bến - đò, hoa - bướm, thôn Đoài - thôn Đông; quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung...

- Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

3.3. Chân quê

Tác giả Nguyễn Bính - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Chân quê nằm trong tập Tâm hồn tôi (1937), được nhiều nhà phê bình đánh giá là bài thơ tiêu biểu về hồn quê của Nguyễn Bính. Bài thơ chất chứa niềm lo âu, day dứt, dự cảm của tác giả về những đổi thay nhanh chóng, làm mất đi sắc quê hương

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Chân quê có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

d. Bố cục bài Chân quê

Gồm: 4 phần

+ Phần 1: Đoạn 1: Từ đầu đến “em làm khổ tôi”

+ Phần 2: Đoạn 2: Tiếp theo đến “cái quần nái đen”

+ Phần 3: Đoạn 3: Tiếp theo đến “cho vừa lòng anh”

+ Phần 4: Đoạn 4: Phần còn lại

e. Tóm tắt Chân quê

Tác phẩm "Chân quê" của Nguyễn Bính là một câu chuyện tình yêu đầy cảm xúc và sâu sắc. Chàng trai trong câu chuyện này không thể giữ được vẻ đẹp chân quê của người yêu mình sau khi nàng trở về từ phương Tây. Điều này làm cho chàng rất buồn và thất vọng, bởi vì nét đẹp mộc mạc, bình dị của quê hương đã bị mất đi. Tác giả Nguyễn Bính đã sử dụng thể thơ lục bát để miêu tả câu chuyện tình yêu này, và qua đó truyền tải một thông điệp rất quan trọng đến độc giả. Tác giả muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi người rằng, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo tồn nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, vốn mang trong mình sự mộc mạc và đơn sơ. Chúng ta không nên quên đi nét đẹp của quê hương, mà cần phải luôn nhớ và trân trọng giá trị của nó. Tác phẩm "Chân quê" đã tạo được sự cảm động và cảm nhận sâu sắc đối với người đọc, và đồng thời truyền tải một thông điệp vô cùng ý nghĩa.

g. Giá trị nội dung

- Bài thơ là hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương Tây xa lạ. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc.

h. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính được viết theo thể thơ lục bát để giọng điệu bài thơ trở nên tâm tình, tha thiết, thể hiện thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn.

- Ngôn ngữ bài thơ bình dị, gần gũi, mộc mạc, mang đậm chất quê.

- Cả bài thơ được cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung.

- Câu “Thày u mình với chúng mình chân quê” bỗng đổi nhịp 3/3/2 giống như một sự “đảo phách” đã tạo lên hiệu quả có sức nặng khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân quê.

1 1838 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: