Tác giả Lý Hữu Lương - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lý Hữu Lương - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lý Hữu Lương.

1 1,257 26/12/2023


Tác giả Lý Hữu Lương - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Lý Hữu Lương - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Lý Hữu Lương

- Ngày sinh: Sinh năm 1988

- Quê quán: là người dân tộc Dao, sinh ra ở bản Khe Rộng - bản của người Dao quần chẹt trên núi Bàn Mai (xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).

- Cuộc đời:

+ Ông tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chính trị Bắc Ninh, anh về công tác tại Quân khu 2.

+ Ông từng là học viên Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), là lính vùng biên thuộc Quân khu 2, hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

+ Vừa công tác nhưng cũng rất đam mê sáng tác, Lý Hữu Lương trở thành hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, anh là Biên tập viên thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lý Hữu Lương

- Phong cách sáng tác:

+ Sử dụng ngôn ngữ hết sức mộc mạc, nhiều phương ngữ, thổ ngữ, cho ta thấy tâm hồn anh thấm đẫm tình yêu cội nguồn.

+ Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao.

+ Đọc và hiểu thơ anh không dễ, bởi phong thái rắn rỏi, giàu chất liệu vùng cao, nhất là về đời sống tộc người, thổ ngữ, phong tục, sinh hoạt văn hóa và canh tác… vậy nên đòi hỏi người đọc cần phải có sự trải nghiệm.

- Các tác phẩm tiêu biểu: “Người đàn bà cõng trăng trên đỉnh Cô San” (2013), trường ca “Bình nguyên đỏ” (2016) và tập bút ký “Mùa biển lặng” (2020)…

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Chái bếp

Tác giả Lý Hữu Lương - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ 7 chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Chái bếp in trong Yao, NXB Hội nhà văn, 2021.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Chái bếp có phương thức biểu đạt là biểu cảm

d. Tóm tắt Chái bếp

Những kỷ niệm tuổi thơ luôn là những kỷ niệm không quên, sâu sắc nhất trong lòng của tác giả. Tác giả tha thiết muốn được trở về căn chái bếp, muốn một lần nữa cùng trải qua các hoạt động gắn liền với những người dân quê bên căn chái. Đó là thứ tình cảm trân trọng, lưu luyến qua mỗi hình ảnh, ký ức về con người được thể hiện qua từng câu chữ. Căn chái bếp là một gian nhỏ trong một căn nhà có ba gian, là nơi đun nấu và sinh hoạt của những người dân tộc Dao. Nơi đó có lúc thì bùng lên ngọn lên qua nồi cám mẹ đang đun, lúc thì lại nằm yên trong đêm tối. Căn chái bếp lúc nào cũng sẽ làn khói nghi ngút tỏa ra, đêm đông thì lại sưởi ấm cho cả gia đình. Ngoài ra, căn chái bếp như là một điều kỳ diệu, là nơi chứa đựng những cánh cung, chứng kiến quá trình lớn lên của một đứa trẻ. Xung quanh chái là âm thanh những đứa trẻ đang vui đùa trên nôi, là âm thanh của những người mẹ đang ru con ngủ. Căn chái bếp lúc nào cũng sôi động như thế, không lúc nào vắng bóng âm thanh. Trải qua bao thời gian, con người cũng theo đó về với tổ tiên, nhưng căn chái bếp vẫn nằm đó chứng kiến sinh hoạt của con người. Căn chái bếp được gia đình tu sửa bằng những lá cọ và còn được dẫn nước về máng. Tất cả những kỷ niệm đó thôi thúc tác giả quay về nơi mà mình sinh ra, nơi có mẹ cha đang tần tảo quanh nơi chái bếp.

e. Bố cục bài Chái bếp

Gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả

+ Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó

+ Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.

g. Giá trị nội dung

+ Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.

h. Giá trị nghệ thuật

- Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.

- Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ.

- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo: ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình”

1 1,257 26/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: