Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Công Trứ.

1 468 lượt xem


Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Công Trứ

- Tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn

- Ngày sinh: ngày 19 tháng 12 năm 1778, mất ngày 7 tháng 12 năm 1858

- Quê quán: huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình

- Gia đình: Thân phụ là Nguyễn Công Tấn tước Đức Ngạn Hầu, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng – Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tước Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê – chúa Trịnh

- Cuộc đời:

Theo các nhà nghiên cứu, từ nhỏ ông nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng. Lớn lên trong những năm cuối của nhà Tây Sơn, đến đầu nhà Nguyễn, sau bao lần lận đận "lều chõng", mãi đến năm 41 tuổi (1819), ông mới thi đậu Giải nguyên (1818–1847) làm quan dưới triều Nguyễn. Lần đầu tiên xuất chinh, Nguyễn Công Trứ giữ chức hành tẩu ở Quốc sử quán (1820). Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc Tử Giám (1824), Phủ Thừa phủ Thừa Thiên (1825), tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ Hình (1826). Năm 1828, Nguyễn Công Trứ thăng Hữu Tham tri Bộ Hình, sang chức Dinh điền sứ. Năm 1832 ông được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ Binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An.

Năm 1840 giữ chức Tả Đô Ngự sử viện đô sát, kiêm Tham tri Bộ binh, tán lý cơ vụ đồn trấn Tây. Năm 1845 làm chủ sự Bộ hình, năm 1846 làm quyền án sát Quảng Ngãi, được 2 tháng, ông lại đổi ra làm Phủ Thừa phủ Thừa Thiên, đến năm 1847 thăng làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ xin về hưu.

Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền 3-4 cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Công Trứ

- Các tác phẩm chính:

+ các sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm với nhiều thể loại thơ, phú, câu đối, hát nói

+ riêng thơ Đường luật có khoảng 150 bài

- Đặc điểm sáng tác:

+ tập trung vào ba chủ đề chính: chí nam nhi, triết lí sống nhàn, thế thái nhân tình đen bạc

+ Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đưa hát nói trở thành thể loại văn học dân tộc

⇒ Cùng với Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là một trong hai thi sĩ nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Bài ca ngất ngưởng

Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

- Phần 1 (6 câu đầu): Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

- Phần 2 (12 câu tiếp): Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ

- Phần 3 (còn lại) : Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch

b. Phương thức biểu đạt tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

- Biểu cảm

c. Thể loại tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

- Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng thuộc thể loại: Hát nói

d. Tóm tắt tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng, tự nhận trong vũ trụ mọi việc đều là phận sự của ta. Là một người văn võ toàn tài. Ngất ngưởng cả khi còn đương chức ở triều đình và khi đã về hưu.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

- Bài thơ khẳng định ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

- Cách gieo vần, các câu thơ thuần Hán , thuần Việt được đan cài vào nhau tạo nên nhịp điệu câu thơ

- Số âm tiết qua cách nói cách hát thể hiện sự phóng khoáng của cá nhân, nghệ thuật điệp từ

3.2. Vịnh cây vông

Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Vịnh cây vông thuộc thể loại thơ thất ngôn bát cú đường luật.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Tương truyền bài này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu.

- Văn bản trích trong Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Lê Thước – Hoàng Ngọc Phách – Trương Chính giới thiệu, hiệu đính, chú thích, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1958, tr.71)

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Vịnh cây vông có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

d. Bố cục văn bản Vịnh cây vông

Gồm 2 phần:

- Phần 1: 4 câu đầu: Hình ảnh cây vông

- Phần 2: 4 câu cuối: Hình ảnh con người

e. Giá trị nội dung

Qua hình ảnh cây vông nhà thơ muốn nói về đám triều thần tham lam, bất tài, vô dụng bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm.

g. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Nghệ thuật đối và nghệ thuật ẩn dụ.

3.3. Chí khí anh hùng

Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ 7 chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- In trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu biên soạn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000, tr1084

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Chí khí anh hùng có phương thức biểu đạt là biểu cảm

d. Bố cục bài Chí khí anh hùng

Gồm 4 phần:

+ Khổ 1: Từ “Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc” đến “Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể” - Chí làm trai theo quan niệm của người xưa.

+ Khổ 2: Tiếp đến “Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ” - Quan niệm sống đẹp của Nguyễn Công Trứ.

+ Khổ 3: Tiếp đến “Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ” - Hành động thể hiện chí khí anh hùng.

+ Khổ 4: Còn lại - Niềm vui sướng và tự hào của kẻ sĩ sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với đời.

e. Tóm tắt Chí khí anh hùng

Từ Hải và Thúy kiều sau nửa năm chung sống hạnh phúc thì Từ Hải từ biệt Kiều lên đường thực hiện lí tưởng. Kiều mong muốn đi theo để chăm sóc, chia sẻ với chồng nhưng Từ Hải từ chối, hứa khi nào thành công sẽ quay về đón Kiều. Từ Hải một mình, một ngựa lên đường thẳng rong. Từ Hải ra đi với tư thế dứt khoát, mạnh mẽ, không vướng bận. Hình ảnh Từ ra đi được ví như hình ảnh chim bằng cất cánh bay lên cùng gió khơi.

g. Giá trị nội dung

- Bài thơ Chí khí anh hùng của Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ quan điểm chí nam nhi: là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.

h. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ trang trọng cổ kính.

- Hình tượng thơ mang tính chất ước lệ tượng trưng, lấy cái kì vĩ, tráng lệ để nói lên khát vọng công danh, chí nam nhi, chí anh hùng

- Nghệ thuật láy âm, điệp từ, luyến láy rất tài tình.

- Thơ đầy nhạc lôi cuốn, hấp dẫn.

1 468 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: