Tác giả Nguyễn Đình Thi - Cuộc đời và sự nghiệp
Bài viết Tác giả Nguyễn Đình Thi - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đình Thi.
Tác giả Nguyễn Đình Thi - Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Đình Thi
- Ngày sinh: sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Pra Băng (Lào), mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội
- Quê quán: nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Gia đình: Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.
- Cuộc đời:
Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.
Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Đình Thi
a. Phong cách sáng tác
Thơ của Nguyễn Đình Thi luôn giản dị nhưng luôn giàu tinh triết lý và sự sáng tạo trong văn chương của ông luôn thu hút được rất nhiều độc giả. Thơ của ông thường nói về tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về dân tộc.
Nguyễn Đình Thi dành cả cuộc đời để tìm tòi, khám phá và sáng tạo những con chữ của mình trong thơ ca. Cũng nhờ tâm hồn đam mê nghệ thuật cùng với bản lĩnh hơn người, dám thay đổi và sáng tạo mà những áng thơ của Nguyễn Đình Thi luôn tạo cho độc giả một cảm nhận sâu sắc, đặc biệt và mang đậm phong cách cá nhân, khiến cho độc giả khi đã đọc qua một lần rất khó để quên.
Với tình yêu nước nồng nàn mà thơ cả của Nguyễn Đình Thi luôn gắn liền với chủ đề quê hương đất nước. Có thể kể đến một số bài thơ như: Đất nước, Nhớ, Hắc hải, Lá đỏ. Khi đọc thơ của Nguyễn Đình Thi chúng ta cảm nhận được triết lý về cuộc ống, tình yêu và sự giản dị của con người Việt Nam.
b. Một vài tác phẩm tiêu biểu
Triết luận: Triết học nhập môn, Siêu hình học, Triết học Kant, Triết học Nietzsche,...
Truyện, văn xuôi: Xung kích, Bên bờ sông Thao, Vào lửa, Vỡ bờ, Tuyết,...
Tiểu luận: Mấy vấn đề văn học, Công việc của người viết tiểu thuyết.
Thơ: Sóng reo, Người chiến sĩ, Việt Nam quê hương ta, Đất nước, Tia nắng,...
Kịch: Giấc mơ, Con nai đen, Hoa và Ngần, Cái bóng trên tường, Người đàn bà hóa đá,...
Nhạc: Người Hà Nội, Diệt phát xít.
c. Vinh danh
Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất
Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất
Huân chương Độc lập hạng nhất
Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Đất nước
a. Thể loại: Thể thơ tự do
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948-1955), tương đương với thời kì chống thực dân Pháp.
– Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1948) và “Đêm mitting” (1949), đến năm 1955, Nguyễn Đình Thi viết thêm phần sau “Ôi những cánh…”
=> Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám viết về đề tài đất nước.
c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả
d. Nội dung chính tác phẩm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến trong không gian rộng lớn. Đất nước gần gũi, thiêng liêng, vĩ đại và anh hùng.
e. Bố cục tác phẩm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
– Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.
– Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa.
g. Giá trị nội dung tác phẩm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước. Đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa; về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương.
- Bài thơ thể hiện những cảm xúc sâu lắng tinh tế của tác giả về Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng, kiên cường và chiến thắng vẻ vang.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Các câu thơ dài, ngắn xen kẽ nhau, nhịp điệu biến đổi linh hoạt.
- Hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao.
- Nhà thơ chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.
3.2. Việt Nam quê hương ta
a. Thể loại: Thể thơ lục bát gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải sáng tác 1955 – 1958 (nguồn: Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)
c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
d. Bố cục tác phẩm Việt Nam quê hương ta (2 phần):
- Khổ 1: Vẻ đẹp thiên nhiên
- Khổ 2,3,4,5: Vẻ đẹp con người
e. Giá trị nội dung tác phẩm Việt Nam quê hương ta
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người Việt Nam
g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Việt Nam quê hương ta
- Thể thơ lục bát kết hợp những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nói quá.
3.3. Tiếng nói của văn nghệ
a. Bố cục tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ
Gồm 2 phần:
- Phần 1: từ đầu bài cho đến “cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Phần 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến cuối bài: Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người.
b. Tóm tắt tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ
Văn bản Tiếng nói của văn nghệ đã chỉ ra vai trò của vị trí của văn nghệ với cuộc sống qua 3 luận điểm chính: Văn nghệ phản ánh và thể hiện cuộc sống: Văn nghệ nảy sinh từ chính cuộc sống con người. Nghệ sĩ đã sáng tạo ra cái đẹp vừa là nhiệm vụ vừa là thiên chức. Chức năng văn nghệ vô cùng tuyệt diệu: Tiếng nói của văn nghệ chính là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao cống hiến, tự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn của con người. Văn nghệ đã mang đến những điều vô cùng kì diệu trong cuộc sống. Tiếng nói văn nghệ cũng là tiếng nói của tư tưởng.
c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ
Phương thức biểu đạt tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ là Nghị luận
d. Giá trị nội dung tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ
- Bài viết đã nói lên những đặc trưng tiêu biểu và đề cao vai trò của văn nghệ trong đời sống con người.
- Văn nghệ là tiếng nói của những tư tưởng, tình cảm, của tâm hồn.
e. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên.
- Lối viết giàu hình ảnh
- Sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn
- Dẫn chứng thực tế
3.4. Lá đỏ
a. Thể loại
Văn bản Lá đỏ thuộc thể thơ tự do
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ Lá đỏ được sáng tác tháng 12 năm 1974 - thời điểm cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta đang dồn sức cho tiền tuyến.
c. Phương thức biểu đạt
Lá đỏ có phương thức biểu đạt là biểu cảm
d. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về": Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.
- Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa.
e. Giá trị nội dung
Bài thơ đã khắc họa hình ảnh sống động: lá đỏ, cô em gái tiền phương, đoàn quân - có sức gợi tả, khái quát cao cho vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
g. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ viết theo thể tự do. Trong 8 câu thơ có 7 câu là thể lục ngôn.
- Nhịp điệu thơ mang tính dồn dập, vững bền, chắc khoẻ.
- Yếu tố nghệ thuật chính làm nên thành công của “Lá đỏ” là hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ thơ.
- Bài thơ nêu ba hình ảnh: lá đỏ, em gái tiền phương và đoàn quân như những tâm điểm và đặc tả, có sức khái quát cao về vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam.
- Ngôn ngữ thơ rất chân thực. Cuộc sống chiến trường sôi động, khắc nghiệt nhưng cũng rất trữ tình hiện lên một cách tự nhiên không một chút bóng bẩy, hào nhoáng.
3.5. Cái bóng trên tường
a. Thể loại
- Tác phẩm Cái bóng trên tường thuộc thể loại: bi kịch
b. Xuất xứ
- In trong Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, kịch, NXB Văn học, 1993.
c. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự
d. Bố cục Cái bóng trên tường
- Phần 1 (từ đầu đến “- Giời đất ơi!”): Cuộc nói chuyện của người chồng và người con
- Phần 2 (tiếp đến “Đi đi!”): Người chồng hiểu lầm, đuổi người vợ đi
- Phần 3 (tiếp đến “- Mẹ ơi! Mẹ ơi!...”): Hiểu lầm được hóa giải
- Phần 4 (còn lại): Sự hối hận của người chồng và nỗi lòng của người vợ
e. Tóm tắt Cái bóng trên tường
Người chồng sau nhiều năm đi lính trở về nghe con nhỏ nhắc về người bố im lặng đêm đêm thường đến liền hiểu nhầm là vợ thất tiết. Sau khi đuổi vợ đi khiến vợ phải trầm mình tự vẫn, đứa con tiết lộ sự thật người bố im lặng đó là cái bóng trên tường. Người chồng ân hận lập đàn thờ, người vợ hiện lên bày tỏ nỗi lòng.
f. Giá trị nội dung
- Văn bản Cái bóng trên tường cho thấy sự xung đột dữ dội giữa người chồng ít học, đa nghi, kết tội cho vợ là ngoại tình với người vợ chung thuỷ, đảm đang, sẵn sàng dùng cái chết để bảo vệ danh dự của mình. Qua đó, thể hiện sự thương cảm của tác giả đối với số phận người phụ nữ và ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của họ.
g. Giá trị nghệ thuật
- Văn bản có ít yếu tố li kì, kì ảo hơn, tập trung sâu hơn vào nội tâm nhân vật chính.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
3.6. Mấy ý nghĩ về thơ
a. Thể loại
- Tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ thuộc thể loại: Tiểu luận.
b. Xuất xứ
- Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi, Tiểu luận – bút kí, NXB Văn học, Hà Nội, 200, in trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, Sđd, tr.50 – 54.
- “Mấy ý nghĩ về thơ” là tiểu luận được Nguyễn Đình Thi viết từ năm 1949, sau đó in trong tập “Mấy vấn đề văn học”.
c. Hoàn cảnh sáng tác
- Tháng 9 – 1949, Nguyễn Đình Thi trình bày quan niệm của mình về thơ tại Hội nghị tranh luận văn nghệ đã được tổ chức ở Việt Bắc.
- Sau này được đưa vào trong tập Mấy vấn đề văn học.
d. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
e. Bố cục Mấy ý nghĩa về thơ
- Phần 1 – Từ đầu đến “không phải là thơ”: Nhà văn nêu ra những định nghĩa về thơ, đồng thời khẳng định không có một định nghĩa đầy đủ.
- Phần 2 – Tiếp theo đến “xung quanh ngọn lửa”: Sự đồng cảm tự nhiên giữa nhà thơ và bạn đọc là sự rung động
- Phần 3 – Tiếp theo đến “mà không biết nhìn”: Vấn đề hình ảnh trong thơ cũng sự sự kì diệu của nó
- Phần 4 – Tiếp theo đến “đòi hỏi sự toàn bích”: Thơ tự do và thơ không vần.
- Phần 5 – Đoạn còn lại của tác phẩm: Thơ trong thời đại mới.
f. Tóm tắt Mấy ý nghĩa về thơ
“Mấy ý nghĩ về thơ” là bài tiểu luận xuất sắc của tác giả Nguyễn Đình Thi trình bày quan niệm về thơ ca. Tác phẩm được ông viết tại Hội nghị tranh luận văn nghệ được tổ chức ở miền Bắc tháng 9 năm 1949. Bài viết được trình bày logic, mạch lạc với các nội dung rõ ràng. Trước hết tác giả chỉ ra cho người đọc thấy nguồn gốc của thơ ca là xuất phát từ tâm hồn và tình cảm của con người. Tác giả nhấn mạnh đó phải là tâm hồn có tư tưởng, có cảm xúc và thơ ca phải được tuôn trào ra từ đó. Nhà văn trình bày suy nghĩ của mình về các đặc trưng thơ ca: về hình ảnh “là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”; về chữ và tiếng ngoài ý niệm còn có một giá trị khác “bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng sáng sống động”; về nhịp điệu trong thơ là “nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”. Một vấn đề nổi bật về thơ ca được tác giả nhắc đến là thơ tự do, thơ không vần. Nguyễn Đình Thi đã thẳng thắn trình bày suy nghĩ của mình: “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Đây là một quan niệm mới mẻ đầy tính hiện đại, cách tân đối lập với thơ ca truyền thống. Phần cuối cùng tác giả nhấn mạnh đến thơ của thời đại mới: “phải nói lên được tình cảm, tư tưởng mới của thời đại.” Bài viết cho ta cách nhìn, cách hiểu, cách cảm sâu sắc, mới mẻ về thơ ca phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong lúc bấy giờ.
g. Giá trị nội dung
- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng, sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt.
- Tiểu luận vẫn còn giá trị thời sự, tính khoa học đúng đắn, đi vào bản chất của thơ và làm mối quan hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống.
h. Giá trị nghệ thuật
- Văn phong gần gũi, thân tình, chia sẻ tâm huyết, quan niệm và tình cảm chân thành với những người đồng nghiệp về thơ ca.
- Nghệ thuật lập luận hấp dẫn: hệ thống luận điểm chặt chẽ tiến bộ, trải nghiệm sâu sắc, tư duy sắc bén, hình ảnh sống động, từ ngữ sắc sảo, dẫn chứng giàu sức lay động.
- Kết hợp nhuần nhuyễn chính luận và trữ tình, nhiều câu nhiều đoạn mềm mại, giàu chất thơ.
3.7. Thật và giả
a. Thể loại
- Tác phẩm Tiền bạc và tình ái thuộc thể loại: kịch
b. Xuất xứ
- In trong Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 1993, tr.16 – 34.
c. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
d. Bố cục Thật và giả
- Phần 1: Tiểu thư đến và bày tỏ tình cảm với Đức vua.
- Phần 2: Người đàn bà đến và bày tỏ tình cảm với Đức vua.
- Phần 3: Quận chúa đến và bày tỏ tình cảm với Đức vua.
- Phần 4: Cô gái đến và bày tỏ tình cảm với Đức vua.
e. Tóm tắt Thật và giả
Văn bản Thật và giả nói về quá trình từng người một đến bày tỏ tình cảm với Đức vua, bao gồm: tiểu thư, người đàn bà, quận chúa và cuối cùng là cô gái. Tuy nhiên, nhà vua đều từ chối tất cả bọn họ do ngài cảm thấy họ toàn nói dối, không thật lòng.
f. Giá trị nội dung
- Nguyễn Đình Thi sử dụng xung đột để diễn đạt lo ngại về xã hội, nhân văn và đạo đức. Đồng thời phản ánh suy tư của tác giả về quyền lực, tình bạn, tình yêu và những giá trị cơ bản của cuộc sống.
g. Giá trị nghệ thuật
- Xung đột kịch căng thẳng, nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật sâu sắc.
- Đan xen các tình huống kịch tạo sự đối lập, phức tạp nhưng cũng đầy tính liên kết.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)