Tác giả Phạm Huy Thông - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Phạm Huy Thông - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Phạm Huy Thông.

1 488 21/12/2024


Tác giả Phạm Huy Thông - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Phạm Huy Thông - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Phạm Huy Thông

- Ngày sinh: sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916, mất ngày 21 tháng 6 năm 1988

- Quê quán: Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng (Đào xá), Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

- Gia đình: trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc. Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Cha ông là nhà tư sản Phạm Chân Hưng, chủ hiệu vàng Chân Hưng (quê gốc Hưng Yên), là người giàu có tiếng ở phố Hàng Bạc trước Cách mạng Tháng Tám, cũng chủ tờ báo Nông - Công - Thương, chủ tịch khu Đông Kinh Nghĩa Thục (bao gồm phố Hàng Bạc và nhiều khu phố lân cận), chủ tịch Tuần lễ vàng đầu tháng 9-1945 do Hồ Chí Minh phát động.

- Cuộc đời:

Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.

Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.

Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.

Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp

Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[3]

Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.

Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.

Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.

Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Phạm Huy Thông

- Tác phẩm:

+ Thơ:

  • Tiếng địch sông Ô (1936)
  • Con voi già
  • Anh-Nga (1936)
  • Tiếng sóng (1934)
  • Yêu-đương (1934)

+ Sử học, Khảo cổ học:

  • Thời đại các Vua Hùng dựng nước
  • Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên
  • Khảo cổ học với văn minh thời Trần

- Vinh danh: Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội và con đường mới đẹp nhất (có cả quảng trường) tại quận Gò Vấp TP. Hồ Chí Minh.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Tiếng địch sông Ô

Tác giả Phạm Huy Thông - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

Hán binh dĩ lược địa,
Tứ diện Sở ca thanh.
Đại vương ý khí tận,
Tiện thiếp hà liêu sinh?
(Ngu Cơ)

Quân Hán lấy hết đất,
Khúc Sở vang bốn bề.
Đại vương chí lớn cạn,
Tiện thiếp sống làm chi?

I

Sở Bá Vương ngồi yên trên mình ngựa,
Giương mắt buồn say ngắm chân trời xa.

Trong sương thu nhẹ đượm ánh dương tà,
Quân Lưu Bang đang tưng bừng hạ trại.
Khói tung bay trên vòm trời rộng rãi
Như muôn sao trong đám tối mơ màng.
Khắp bốn phương, giáo mác toả hào quang,
Liên tiếp nhau chen chúc xung quanh ven trời lớn.
Mấy làn trại (lưới xa xôi, mịt mùng và chắc chắn)
Đóng trùng trùng, điệp điệp trên đầu non.
Cờ chư hầu đỏ rực như pha son,
Quằn quại cong trên nền trời lá mạ.
Gió quát bên tai Vương, và rộn rã,
Tiếng quân reo, tiếng ngựa hí, tiếng loa vang,
Theo gió chiều vi vút vẳng đưa sang.

Nhưng, lặng lẽ, bâng khuâng, vua nước Sở,
Như pho tượng đồng, ngồi trên mình ngựa,
Để luồng mắt mênh mang
Như vấn vương, như vơ vẩn trên Ô giang.
Vì Vương rõ, phía sông Ô, binh Phàn Khoái,
Mới hôm trước bị quân mình xô qua ải,
Nên vòng vây chưa kịp khoá trước bình minh.
Vương toan, khi đêm tối, chỉ huy binh,
Chém quân Khoái vừa thua như cắt cỏ,
Phá trùng vi tan tành về hướng đó.
Vương sẽ dàn tướng sĩ bên kia sông,
Họp chư hầu còn trung tín cho thật đông,
Rồi máu Hán rửa lâng lâng hờn Cai Hạ.
Vương sẽ như năm nào đem binh mã
Lại tung hoành trên thế giới mênh mông,
Vương sẽ lại (ôi vinh quang) trong bão lửa vẫy vùng,
Vương sẽ lại tơi bời vung kiếm thép,
Và, đưa tay, giành lại tấm giang sơn,
Vương sẽ lại…
Nhưng bóng đêm đã xoá cảnh hoàng hôn,
Và phương xa, mơ hồ, trăng le lói,
Một trận gió hung hăng đùng đùng nổi,
Vặn mạnh cờ trên nóc trại ngất cao,
Vương khoan thai, buộc lại dải chiến bào,
Rồi xuống ngựa bước vào trong trướng gấm.

II

Trướng thênh thang, lạnh lùng và u ám,
Sở Bá Vương đứng sững trước cửa phòng,
Để nỗi buồn, một nỗi buồn u uất mênh mông,
Ngao ngán nhẽ, nặng đè lòng người chiến sĩ…
Và chống kiếm trước phòng sầu quạnh quẽ,
Hạng Vương vừa nhác thấy bóng Ngu Cơ,
Nên hỡi ôi! Tia hy vọng lờ mờ
Vương cảm thấy trong lòng ngầm ngấm tắt.
Vương trông…

Vẫn như gặp nàng lần thứ nhất,
Tim anh hùng như ngây ngất say sưa.
Tựa thân mềm vào lưng ỷ, nàng Ngu Cơ
Mắt mơ hồ nhìn qua khung cửa sổ,
Để hồn buồn chơi vơi như bay trên cành gió.
Chỗ nàng ngồi,
Một luồng trăng biêng biếc riêng soi,
Khiến Hạng Vương, trong lòng say, những tưởng
Rời cung Quảng, ả Hằng vừa bay xuống…

Thấy rèm châu êm ái bỗng cuốn lên,
Nàng bâng khuâng sực tỉnh giấc mơ tiên,
Ngoảnh đầu trông thấy quân vương bên trướng,
Nàng đứng dậy. Rồi cúi chào phu tướng,
Bước lại gần, chàng hé miệng, xót đau,
Rồi ngập ngừng toan nói…

Bỗng âu sầu,
Vẳng bên tai như từng lời thổn thức,
Như suối vắng âm thầm chiều thu khóc,
Địch xa xôi dìu dặt trên Ô giang,
Khúc bi ca não ruột và mơ màng,
Như càng khêu những nỗi sầu tịch mịch,
Như ôm ấp, như nấu nung lòng Hạng Tịch.

Hồn đê mê, Sở chúa vuốt tua rèm,
Say sưa nhìn cặp mắt long lanh đen,
Cặp mắt nồng nàn, mà xa xăm, mà say đắm,
Như chan hoà niềm ái ân đằm thắm,
Cặp mày thanh, êm ái như mây cong,
Như núi xuân lưu luyến hơi xuân phong,
Dưới vầng trán bâng khuâng sẽ dịu dàng uốn nét.
Tóc óng đen, như ao trong dưới bóng đêm mù mịt,
Chập chờn bay theo áng gió heo may,
Và êm buông như sóng cuốn trên lưng gầy.
Trên Ô giang đương mơ hồ dìu dặt,
Trong vùng tối âm u, dần dần tiếng địch… tắt.
Tiếng địch tắt. Nhưng dư âm
Trong sương khuya còn văng vẳng điệu âm thầm.

Nén thương đau, Vương ngậm ngùi sẽ kể
Niềm ngao ngán vô biên như trời bể.
Ôi! Tấm gan bền chặt như Thái Sơn
Bao nhiêu thu cay đắng chẳng hề sờn!
Ôi Những trận mạc khiến “trời long đất lở”!

Những chiến thắng tưng bừng, những vinh quang rực rỡ!
Ôi! Những võ công oanh liệt chốn sa trường!
Những buổi tung hoành, lăn lộn trong rừng thương!
Những tướng dũng bị đầu văng trước trận…!
Nhưng, than ôi! Vận trời khi đã tận,
Sức “lay thành, nhổ núi” mà làm chi?
Rồi buồn rầu, Vương tỏ cho nàng nghe
Hy vọng cuối cùng trong tim Vương còn sót lại,
Rồi Vương nói:
– “Nhưng đau lòng ta biết mấy!
Ngay đêm nay, ta phải quyết… biệt ái khanh
Thì, nàng ôi, việc lớn mới mong thành.
Nhưng rời nàng, ôi… rời nàng, ta đâu nỡ…?
Mà mang nàng xông pha trong mưa lửa
Trùng vi kia ta thoát khỏi làm sao?”

Giọt châu sa lã chã trên áo bào,
Nàng Ngu Cơ bên mình chàng thổn thức.
Địch Trương Lương như ngậm sầu quyện khóc,
Lại não nùng dìu dặt trên Ô giang.
Trên Ô giang, tiếng địch thiết tha than,
Như tiếng nhạn kêu đêm nơi ven trời vò võ,
Như tiếng nhạn canh khuya thầm nhủ gió
Tự hư vô lại nức nở tiếng mơ màng,
Nàng Ngu Cơ…
Nàng Ngu Cơ, khẳng khái nắm tay chàng:
“Quân vương ơi ơi! Còn đợi chờ chi nữa
Mà đường xa chàng còn chưa ruổi ngựa?
Trống canh hai trong bóng sẫm đổ hồi,
Còn dùng dằng chi nữa, đi đi thôi!
Kìa! Thờ ơ, trăng mờ đang chênh chếch…
Còn ngồi đó mà nghe chi tiếng địch,
Cho chí đầy dần cạn trong tim đau.
Đừng nghe! Đừng nghe nữa! Hãy đi mau!
Nghe làm chi tiếng tre đằng than ai oán,
Khúc bi ca nặng nề và đòi đoạn,
Đầy những lời thương tiếc điệu thê lương.
Quân vương ôi! Mau sửa soạn lên đường,
Lên đường xa nơi mơ màng sương phủ…
Nào đâu trái tim xưa? Nào đâu tâm hồn cũ?
Lãnh truân chuyên xin gắng giữ chí bình sinh,
Khách anh hào chi xá kể nỗi điêu linh,
Ngày gian lao với quãng đường khe khắt?”

Địch Trương Lương trên Ô giang dìu dặt,
Tưởng trời đêm, trăng biếc lạnh lùng than.
Quỳ sát bên, nàng tha thiết tiếng khuyên van
“Đi đi chàng, nơi xa xăm, tiếng Địch
Càng não lòng, càng âm u, càng tịch mịch…
Đi đi chàng, còn thân Ngu đâu đáng bận trí quân vương?
Lá lìa cây dù gió xé bên vệ đường,
Dù nắng hun, dù mưa dầm làm tan nát,
Xin quân vương chớ bận lòng vì phận bạc!”

Nhưng lời lời tuy dũng cảm, oai linh,
Trong lòng đau niềm thống khổ vẫn mênh mông,
Cố… nàng cố nén u buồn… nhưng không được,
Và sóng lệ ào tuôn, nàng bưng đầu thổn thức…
Tiếng du hồn trong bóng tối vẫn lang thang,
Vẫn âu sầu dìu dặt phía Ô giang.
Địch âm thầm bên tai đưa văng vẳng,
Đương bâng khuâng trong khoảng trời yên lặng,
Bỗng véo von như chim hót, rồi bỗng ngừng,
Rồi lại nổi… xa xôi, và u uất não nùng.
Gan sắt đá như chơi vơi theo tiếng địch,
Vương thấy tan đâu chí anh hùng vô địch,
Cất tiếng buồn, chàng sẽ nói:
“Ái khanh ơi!
Đành… Vận trời khi đã hết cũng đành thôi!
Không, phi ơi!… Thà cùng phi cùng sống chết
Còn hơn phải… phải trọn đời cách biệt!”
Rồi đỡ cằm, chán nản, Sở Bá Vương
Để cặp mắt im giương
Đuổi bóng những ngày vinh trong âm tối.

Nhưng nàng Ngu lại băn khoăn, tha thiết gọi:
“Thiếp đâu ngờ, Quân vương hỡi, trí trượng phu
Lại không hơn lòng nhi nữ chút nào ư?
Nếu vì thiếp, chỉ than ôi, vì tiện thiếp
Mà chàng quên chí cao cùng sự nghiệp,
Thì thân hèn thà vơ vất dưới tuyền đài
Để, đành lòng, chàng nghĩ đến cuộc tương lai.
Đi đi, chàng, đi đi, phu tướng hỡi!
Ngại ngần chi, và u sầu chi mãi…!
Niềm ái ân xưa, chàng hãy gác một bên lòng
Và, quyết tình lên ngựa, thẳng xa rong!
Quân vương trông, trăng liềm càng phai ánh.
Đi đi thôi!”
Sở Bá Vương, lòng quyết định,
Nhìn Ngu Cơ lần cuối và nghẹn ngào:
“Ta đi đây… nàng ở lại… Dù sao,
Có nhan sắc nhường kia nàng chớ sợ…
Vì nay mai khi Hán binh vào trại Sở,
Ta quyết Bang phải hậu đãi riêng nàng.”
Rồi đi ra.

Nhưng trầm trầm bổng bổng Ô giang
Địch Trương Lương vẫn vô hình nức nở,
Như non nước tô sương ngùi than thở
Hoà nỗi lòng u uất cõi đen sâu.
Vương dừng hia đứng lại trước rèm châu,
Rồi, e ấp, ngoảnh nhìn người dưới trướng.
Tiếng than dài vẫn đâu đây bay lưởng vưởng…
Khi nặng nề, khi đắm đuối, khi ngân nga,
Khi mơ hồ, khi êm ả, khi cao xa.
Tiếng địch rung trong cảnh sầu không giới hạn.
Hy vọng gần tàn trong tim Vương như tàn hẳn.
Nhưng bỗng:
– “Buổi gió cuồng xa tống lá vàng bay,
Ta muốn nàng tường lòng son sắt chẳng đổi thay.
Lúc gian nguy cách biệt nàng, ta đâu nỡ!…
Đi! Ta cùng đi! Cùng xông pha trong sóng lửa!
Ta quyết sẽ mang nàng vượt khoỉ trùng vi,
Rồi, cùng nhau ta cùng dấn bước lưu ly!
Mà ví bằng Cao Xanh kia không tựa nữa,
Đôi ta, cùng nhau, cùng chôn thây trong da ngựa:
Bên mình phi, dù bỏ mạng cũng cam tâm.”

– “Nếu chàng mong còn trở lại đất Hoài Âm.
Nếu chí xưa, chí nghiêng trời lệch đất,
Trong trái tim anh hùng chưa tan nát,
Thì, chàng ơi!
Đường mênh mông chàng vỗ ngựa ra đi thôi.
Bằng vì quyến, vì thương thân hèn mọn,
Mà đễn nỗi chàng đành buông chí lớn,
Tiện thiếp đây xin khuất bóng trước mặt chàng,
Cho chàng đi, đi ngang dọc bước ngang tàng,
Cho phỉ sức cường long nơi hồ hải.”
Dứt lời, nàng hăng hái,
Tới bên chàng, cao tuốt lưỡi gươm xanh.
Rồi tự ải.

Vẫn âm thầm trong cõi tối mênh mông,
Địch Trương Lương như ngậm ngùi kể lể,
Nghẹn lời thương chiếc vong hồn quạnh quẽ,
Liều theo mây bạt gởi kiếp lênh đênh!
Như đã dày, đã dạn nỗi điêu linh
Hạng Vũ như không còn biết đau đớn,
Mặt gang thép, nỗi u buồn chẳng gợn,
Chàng nghiêng mình lặng đứng trông người yêu.
Nhưng… hồn bâng khuâng trong cảnh mộng tiêu điều,
Chàng còn cố hình dung đôi mắt sáng,
Đôi mắt sâu xa, và ảo huyền, và xán lạn,
Mà ngàn thu đành tối mãi tự đêm nay.
Nên, tuy nhường… không cảm động mảy may,
Như thản nhiên, như lạnh lùng, như vô giác,
Mà, ngập ngừng trong khoé mắt,
Lần đầu tiên, lệ chiến sĩ long lanh.
Lần đầu tiên, người chiến sĩ đa tình
Để lệ bạc thầm lăn trên gò má.
Trong khi tiếng địch thổi, âm thầm và buồn bã,
Trên Ô giang như khóc lóc nỗi phân ly,
Càng ngày càng réo rắt, càng lâm ly,
Càng âm u, càng mơ màng, càng thảm thiết.

III

Bên mình Ngu Cơ đứng bao lâu, chàng không biết
Nhưng, đến khi, bàng hoàng, chàng lặng lẽ ngẩng trông,
Thì Hán binh đã đông nghịt bên bờ sông,
Và trời cao, than ôi, vừa quyết trắng.
Mà…!
Mà tiếng địch âm thầm trong bóng đêm văng vẳng
Trên Ô giang, đã bặt hẳn tự bao giờ.

3.2. Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)

Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

a. Thể loại

- Tác phẩm Giá trị của tập Truyện và kí thuộc thể loại: văn bản nghị luận.

b. Xuất xứ

- Theo Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967, tr.60.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

d. Bố cục Giá trị của tập Truyện và kí

- Phần 1 (từ đầu đến hương vị đồng quê đất Việt): Giới thiệu chung về sáu bài truyện và kí

- Phần 2 (tiếp theo đến những tác phẩm tuyệt vời này): Nội dung đặc sắc trong sáu bài truyện và kí

- Phần 3 (còn lại): Nghệ thuật trong sáu bài truyện và kí

e. Tóm tắt Giá trị của tập Truyện và kí

Văn bản đề cập giá trị của tập truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) được nhìn từ nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật, thẩm mĩ.

f. Giá trị nội dung

- Văn bản bàn luận về giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc): giới thiệu về tập truyện, kí và nội dung giá trị của nó.

g. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận, lí lẽ xác đáng, thuyết phục.

1 488 21/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: