Tác giả Vũ Bằng - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Vũ Bằng - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Vũ Bằng.

1 1581 lượt xem


Tác giả Vũ Bằng - Cuộc đời và sự nghiệp

Cốm Vòng - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Vũ Bằng

- Họ và tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng

- Ngày sinh: 3 tháng 6 năm 1913 – 7 tháng 4 năm 1984

- Quê quán: sinh tại Hà Nội, quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

- Gia đình: sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học, cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội), nên không bị thiếu thốn. Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê, chứ không phải vì mưu sinh.

- Cuộc đời: Ông theo học Trường Trung học Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú tài Pháp. Ông là một người có tính cách cởi mở, thanh lịch và được mọi người quý như " Người đàn ông quý tộc "

Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến.

Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước [3]. Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Vũ Bằng

- Các tác phẩm

  • Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931)

  • Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937)

  • Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940)

  • Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, 1940)

  • Chớp bể mưa nguồn (tiểu thuyết, 1941)

  • Quých va Quác (truyện thiếu nhi, 1941)

  • Để cho chàng khỏi khổ (tiểu thuyết, 1941)

  • Bèo nước (tiểu thuyết, 1944)

  • Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941)

  • Cai (hồi ký, 1944)

  • Mộc hoa vương (tiểu thuyết, 1953)

  • Ăn tết thủy tiên (1956)

  • Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960)

  • Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969)

  • Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969)

  • Khảo về tiểu thuyết (biên khảo, 1969)

  • Mê chữ (tập truyện, 1970)

  • Nhà văn lắm chuyện (1971)

  • Những cây cười tiền chiến (1971)

  • Thương nhớ mười hai (bút ký, 1972)

  • Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973)

  • Bóng ma nhà mệ Hoát (tiểu thuyết, 1973)

  • Nước mắt người tình (tiểu thuyết, 1973)

  • Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập, Nhà xuất bản Văn học, 2000)

  • Những kẻ gieo gió (2 tập, Nhà xuất bản Văn học, 2003)

  • Vũ Bằng toàn tập (4 tập, Nhà xuất bản Văn học, 2006)

  • Vũ Bằng, Các tác phẩm mới tìm thấy (Lại Nguyên Ân sưu tầm. Nhà xuất bản. Văn hóa Sài Gòn, 2010)

  • Hà Nội trong cơn lốc (Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2010)

  • Văn Hóa... Gỡ (Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2012).

và một số sách dịch khác.

Một triển lãm tác phẩm Vũ Bằng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông được ra mắt tháng 6 năm 2013 tại Nhã Nam thư quán (TP. Hồ Chí Minh) với gần 40 đầu tài liệu gồm sách, báo, thủ bút bản thảo của ông.

- Giải thưởng: Ngày 13 tháng 2 năm 2007, nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Cốm Vòng

Tác giả Vũ Bằng - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Tùy bút

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích từ tác phẩm Miếng ngon Hà Nội xuất bản năm 1960

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả,thuyết minh, bình luận

d. Tóm tắt tác phẩm Cốm Vòng

- Tác giả viết về Cốm Vòng một đặc sản nổi tiếng của làng Vòng. Giới thiệu nguyên liệu làm ra cốm .Bên cạnh đó, tác giả còn thuyết minh quy trình làm ra cốm. Đây là một đặc sản ngon dành cho người sành ăn

e. Bố cục tác phẩm Cốm Vòng

- Phần 1: Từ đầu…tơ hồng quấn quýt : giới thiệu món ăn

- Phần 2: Tiếp theo…sản xuất được cốm quý:nơi sản xuất cốm ngon

- Phần 3: Tiếp theo…cốm có còn là cốm đâu: nguyên liệu và quy trình làm cốm

- Phần 4: Còn lại: Cảm nhận của tác giả về món ăn

g. Giá trị nội dung tác phẩm Cốm Vòng

- Giới thiệu một món ăn đặc sản Cốm làng Vòng về nguyên liệu và quy trình làm ra món ăn

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cốm Vòng

- Sử dụng biện pháp liệt kê

- Miêu tả chi tiết về món ăn

- Hình ảnh mang sức gợi cao

- Lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng, êm ái sâu sắc

3.2. Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Tùy bút

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích tác phẩm Thương nhớ mười hai (1972) được viết khi ông đang ở miền Nam , xa quê hương.Nỗi nhớ quê hương da diết, cùng những ký ức về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, khung cảnh cuộc sống hằng ngày mang nét trưng riêng của Hà Nội

c. Phương thức biểu đạt:biểu cảm, miêu tả

d. Bố cục tác phẩm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

- Phần 1: từ đầu… chưa biết ngày nào trở lại? :Cảnh sắc mùa xuân

- Phần 2: tiếp theo…có lẽ là sự sống: Không gian tết miền Bắc

- Phần 3: tiếp theo …mở hội liên hoan : Cảm xúc của tác giả với mùa xuân

- Phần 4: Còn lại :Bức tranh thiên nhiên tháng giêng

e. Tóm tắt tác phẩm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

Bài thơ là bức tranh miêu tả cảnh sắc của mùa xuân. Người con xa xứ đang hoài niệm về cái tết cổ truyền những nét đẹp truyền thống của cái tết miền Bắc. Qua đó, tác giả bày tỏ nỗi niềm cảm xúc của mình với mùa xuân. Cuối bài, hiện ra một bức tranh của thiên nhiên vào tháng giếng thật đẹp.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

- Khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên , cảm xúc của lòng người hòa cùng nỗi nhớ quê hương

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

- Kết cấu sóng đôi

- Sử dụng phép điệp

- Biện pháp so sánh

- Từ láy tính từ miêu tả cảm giác

3.3. Thương nhớ mùa xuân

Tác giả Vũ Bằng - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: tùy bút

b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Thương nhớ mười hai (1971) là một tùy bút đặc sắc, thể hiện tình cảm nhớ thương gia đình, quê hương miền Bắc và Hà Nội của nhà văn trong bối cảnh ông phải sống xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đất nước. Tác phẩm là những trang vǎn về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc Bộ qua mười hai tháng trong một năm, mỗi tháng đều mang đặc trưng riêng.

- Đoạn trích trong SGK viết về tháng Giêng, thuộc chương một của tác phẩm.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh, nghị luận.

d. Bố cục văn bản Thương nhớ mùa xuân

- Phần (1): Giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân miên Bắc.

- Phần (2): Không khí, con người, cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của Hà Nội vào mùa xuân.

- Phần (3): Thời tiết đặc trưng và nếp sinh hoạt của người Hà Nội sau rằm tháng Giêng.

- Phần (4): Vẻ đẹp độc đáo của trăng non tháng Giêng.

e. Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân

Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân" thể hiện niềm nhớ thương da diết về quê hương và gia đình. Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, tác giả đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Văn bản được trích từ tập Thương nhớ mười hai, trong đó tác giả đã gửi nỗi niềm nhớ thương quê vào từng trang sách, dù đất nước đang bị chia cắt và ông phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ - ngụy. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Qua đó, ông chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm đẫm vào sâu tâm hồn, máu thịt của người con đất Bắc.

g. Giá trị nội dung

- Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống, phong tục... miền Bắc khi xuân đến qua tình yêu, nỗi nhớ của tác giả. Qua đó thể hiện triết lí nhân sinh: Triết lí về tình yêu quê hương (Tình yêu quê hương là chất keo gắn kết con người với mảnh đất mình được sinh ra).

h. Giá trị nghệ thuật

- Ngòi bút tài hoa, lãng mạn; kết cấu văn bản rất linh hoạt, tự do nhưng vẫn đảm bảo lô gích bởi mạch cảm xúc chủ đạo (cái tôi mê luyến mùa xuân); ngôn ngữ giàu chất thơ và hình ảnh; phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp tu từ...

1 1581 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: