Tác giả Thạch Lam - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Thạch Lam - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Thạch Lam.

1 15,797 25/12/2023


Tác giả Thạch Lam - Cuộc đời và sự nghiệp

Dưới bóng hoàng lan– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Thạch Lam

- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân)

- Ngày sinh: sinh năm 1910, mất năm 1942

- Quê quán: Nguyên quán của ông là tại Hà Nội

- Gia đình: sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái)

- Cuộc đời:

Cha ông mất sớm, mẹ ông phải một mình buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con... Lúc nhỏ, ông chủ yếu sống ở quê ngoại.

Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (Tiểu học Hải Dương, nay là trường Tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ. Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng.

Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Thạch Lam

- Tác phẩm nổi bật

Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách. Tác phẩm gồm có:

  • Gió lạnh đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
  • Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)
  • Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)
  • Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)
  • Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)
  • Một thứ quà của lúa non: Cốm (Hà Nội băm sáu phố phường, Nhà xuất bản Đời Nay, 1943) - đã được in vào SGK Ngữ văn 7, tập một.
  • Hà Nội băm sáu phố phường (Tùy bút, Nhà xuất bản Đời Nay, 1943)
  • Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sáchHạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.

Thạch Lam có tác phẩm truyện ngắn Hai đứa trẻ đã được in vào SGK ngữ văn 11, tập một và được in vào SGK lớp 10 tập một theo chương trình mới từ năm 2022.

- Phong cách sáng tác:

+ là cây bút truyện ngắn tài hoa trong nền văn học Việt Nam hiện đại

+ đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam

• Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật

• Cốt truyện đơn giản thuộc loại truyện không có truyện

• Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật

• Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu chất thơ

• Giọng văn trầm lắng nhỏ nhẹ như lời tâm tình thủ thỉ

• Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Dưới bóng hoàng lan

Dưới bóng hoàng lan– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Truyện ngắn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong Tuyển tập Thạch Lam

c. Phương thức biểu đạt: Tự tự

d. Tóm tắt văn bản Dưới bóng hoàng lan

“Dưới bóng hoàng lan” là truyện ngắn không có cốt truyện. “Dưới bóng hoàng lan” có 4 nhân vật: hai bà cháu, cô thôn nữ Nga và cây hoàng lan. Thanh là một đứa trẻ mồ côi, một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh đi tỉnh làm, lần trở về thăm bà gần nhất cách đó đã hai năm. Mái nhà xưa và bóng bà “che mát” tâm hồn đứa cháu; hương thơm và bóng hoàng lan ướp hương và ủ ấp cho một mối tình êm đẹp “dịu ngọt chăng tơ…

e. Bố cục văn bản Dưới bóng hoàng lan

Chia văn bản làm 3 phần

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được”: Thanh trở về nhà thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc, nghẹn ngào.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ngồi ở bên đèn”: Biểu hiện tình cảm của Thanh và Nga

- Đoạn 3: Còn lại: Thanh tạm biệt mọi người trở lại tỉnh làm việc.

3.2. Hai đứa trẻ

Tác giả Thạch Lam - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh sáng tác, vị trí

- Tác phẩm có lẽ được gợi lên từ những câu chuyện cảnh đời nơi phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương quê ngoại nhà văn với những kỉ niệm tuổi thơ

- Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn tài hoa, độc đáo của Thạch Lam. Ở Hai đứa trẻ chất hiện thực hòa quyện với lãng mạn, tự sự giao duyên với trữ tình

b. Bố cục

- Phần 1(từ đầu đến cười khanh khách): cảnh phố huyện lúc chiều xuống

- Phần 2 (tiếp đến cảm giác mơ hồ không hiểu nổi): cảnh phố huyện về đêm

- Phần 3 (còn lại): cảnh chuyền tàu đêm đi qua phố huyện

c. Tóm tắt

Hai đứa trẻ là câu truyện về hai đứa trẻ Liên và An . Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện - một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Trong một buổi chiều tà, nhìn thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa, Liên cảm thấy lòng man mác buồn. Xung quanh chị em Liên là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Sẩm.... Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện qua việc chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

d. Giá trị nội dung

- Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ

e. Giá trị nghệ thuật

- Sự tinh tế của tác giả khi ông tả tâm trạng và quang cảnh phố huyện qua cách tạo dựng không khí kể chuyện của Thạch Lam

3.2. Gió lạnh đầu mùa

Gió lạnh đầu mùa - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Truyện ngắn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trích trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, xuất bản năm 1937.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

d. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

e. Tóm tắt tác phẩm Gió lạnh đầu mùa

Mùa đông đến, mẹ Sơn mặc áo cho Sơn và ba mẹ con cùng nhớ về người em gái đã mất… Sơn quay đi quay lại để mẹ ngắm áo. Hai chị em Lan và Sơn ra chợ chơi với lũ bạn. Lũ bạn của Sơn ăn mặc rách rưới, da thịt thâm tím, run lên, hai hàm răng đập vào nhau khi cơn gió lùa đến. Còn cái Hiên chỉ mặc một manh áo rách tả tơi. Sơn động lòng thương, lại gần chị Lan thì thầm. Rồi chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy cái áo bông em Duyên đem cho cái Hiên. Hai chị em Sơn sợ bị mẹ đánh nên mãi đến chập tối mới dám về nhà. Rồi mẹ cái Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn cho mẹ Hiên vay tiền về may áo cho con. Cuối cùng, mẹ Sơn nhẹ nhàng ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.

g. Bố cục tác phẩm Gió lạnh đầu mùa

Gồm 3 phần:

- Đoạn 1: Từ đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi thời tiết chuyển lạnh;

- Đoạn 2: Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và Lan ra ngoài chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé Hiên chiếc áo;

- Đoạn 3: Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi phát hiện hành động cho áo của Sơn.

h. Giá trị nội dung tác phẩm Gió lạnh đầu mùa

- Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác.

- Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Gió lạnh đầu mùa

- Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;

- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;

- Miêu tả tinh tế

1 15,797 25/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: