Tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Khoa Điềm.

1 567 24/12/2023


Tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Cuộc đời và sự nghiệp

Đồng dao mùa xuân - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Khoa Điềm

- Ngày sinh: sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943

- Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế

- Gia đình: Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng)

- Cuộc đời:

+ Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.

+ Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975.

+ Năm 1975: ông trở thành hội viên hội nhà văn 1975.

+ Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.

+ Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.

+ Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

+ Năm 2001: Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.

+ Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông về Huế và tiếp tục làm thơ.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Khoa Điềm

a. Phong cách văn học

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...

- Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.

- Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam.

→ Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.

b. Tác phẩm chính

- Đất ngoại ô (thơ, 1973);

- Cửa thép (ký, 1972);

- Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974);

- Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986);

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990)

3. Giải thưởng

  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm"
  • Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ "Cõi lặng" - năm 2010.
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Đồng dao mùa xuân

Đồng dao mùa xuân - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ đồng dao 4 chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm trích tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự

d Tóm tắt tác phẩm Đồng dao mùa xuân

Bài thơ kể về hình ảnh của những người lính trong những bom đạn, anh đã hi sinh ở độ tuổi đẹp nhất đời người. Anh ngã xuống để bảo vệ độc lập cho tổ quốc nhưng bóng hình của anh còn mãi với núi sông

e. Bố cục tác phẩm Đồng dao mùa xuân

- Phần 1: 4 khổ thơ đầu : Hình ảnh người lính trong “ những năm máu lửa”

- Phần 2: Còn lại: hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trườn xưa trong tưởng tượng của tác giả

g. Giá trị nội dung tác phẩm Đồng dao mùa xuân

Khắc họa chân dung của người lính trong những năm bom đạn, và hình ảnh hi sinh của anh nơi chiến trường

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đồng dao mùa xuân

- Thể thơ đồng dao 4 chữ

- Độc đáo trong cách gieo vầng, ngắt nhịp

- Nghệ thuật nói giảm, nói tránh làm giảm nhẹ sự đau thương

- Cách kể chuyện gần gũi, chân thực

- Cách gieo vầng , ngắt nhip vô cùng độc đáo

4.2. Mẹ và quả

Mẹ và quả - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ bảy chữ kết hợp 8 chữ

b. Xuất xứ: Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự +biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Mẹ và quả

Tình cảm chân thành, tha thiết của người con đối với người mẹ kính yêu của mình, đã phải chịu đựng biết bao vất vả thiệt thòi.

e. Bố cục tác phẩm Mẹ và quả

Chia bài thơ làm 2 đoạn:

- 2 khổ thơ đầu: Thể hiện lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn.

- Khổ thơ cuối: Sự băn khoăn lo lắng khi mẹ đã già mà mình còn chưa trưởng thành.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Mẹ và quả

- Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng

- Mỗi người con đều phải biết yêu thương quý mến mẹ của mình.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mẹ và quả

- Thể thơ 7 chữ kết hợp 8 chữ giàu nhịp điệu, sâu lắng

- Ngôn ngư thơ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu

4.3. Đất nước

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị - Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường dấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

- Đoạn trích “Đất nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca

b. Bố cục tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống

- Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân

c. Nội dung chính tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Đoạn trích là những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa... Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”

d. Tóm tắt tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Đoạn trích lần lượt trả lời cho những câu hỏi Đất nước có từ bao giờ? Chính là lí giải về nguồn gốc của đất nước. Đất nước là gì? Được lí giải ở nhiều phương diện khác nhau. Trên phương diện địa lí, Đất nước trên chiều dài lịch sử. Đất nước hiện lên bình dị, thân thuộc mà vô cùng thiêng liêng và trường tồn mãi mãi. Đất nước là của nhân dân. Thiên nhiên với những địa danh của đất nước đều có một lịch sử riêng không chỉ do tạo hóa ban tạo mà còn được hình thành từ cuộc đời của mỗi người. Đất nước này là do nhân dân tạo ra và gìn giữ, bảo vệ từ đời này qua đời khác. Chúng ta những thế hệ sau cần biết bảo vệ và cống hiến để dựng xây đất nước trường tồn và phát triển.

e. Phương thức biểu đạt:

- Tự sự, biểu đạt

g. Thể thơ tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm):

- Tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) được viết bằng thể thơ: Tự do

h. Giá trị nội dung tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

- Đất Nước được cảm nhận ở nhiều phương diện: từ văn hóa - lịch sử, địa lí - thời gian đến không gian của đất nước. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên trách nhiệm của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ với đất nước mình.

- Cái nhìn mới mẻ về đất nước với tư tưởng cốt lõi là tư tưởng đất nước của nhân dân. Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân chính là người đã làm ra đất nước.

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

- Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên.

- Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục - tập quán sinh hoạt của nhân dân đến các thể loại của văn học dân gian như cadao - dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích,...Điều đặc biệt là tác giả sử dụng một cách sáng tạo, không trích dẫn nguyên văn mà chỉ trích một vài từ nhưng người đọc cũng có thể hiểu về thi liệu dân gian ấy.

- Giọng thơ trữ tình - chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người.

4.4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Gồm 3 phần:

+ Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Lời ru của mẹ khi giã gạo nuôi bộ đội

+ Phần 2 (hai khổ thơ tiếp theo): lời ru của mẹ khi tỉa bắp

+ Phần 3 ( hai khổ thơ cuối): Lời ru của người mẹ khi chuyển lán, đạp rừng trong những năm tháng kháng chiến Mĩ

b. Nôi dung chính tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài thơ ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người mẹ miền núi. Hăng hái lao động sản xuất làm ra của cải vật chất để nuôi bộ đội đánh giặc giải phóng quê hương đất nước.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Phương thức biểu đạt tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là Tự sự, biểu cảm

d. Thể loại

Tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thuộc Thể thơ tự do

e. Giá trị nội dung tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

- Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên qua bài thơ. Trong gian nan, vất cả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

- Giai điệu, âm hưởng lời ru.

- Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.

1 567 24/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: