Tác giả Vũ Đình Liên - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Vũ Đình Liên - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Vũ Đình Liên.

1 871 24/12/2023


Tác giả Vũ Đình Liên - Cuộc đời và sự nghiệp

Ông đồ - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Vũ Đình Liên

- Ngày sinh: 1913 - 1996

- Quê quán: Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương

- Cuộc đời:

+ Nhiều năm ông làm nghề dạy học.

+ Từng là Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn (gồm: Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn...).

+ Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Vũ Đình Liên

- Nhà thơ Vũ Đình Liên đã xuất bản: Đôi mắt (thơ, 1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (nghiên cứu, 1957); Nguyễn Đình Chiểu (nghiên cứu, 1957); Thơ Bô-đơ-le (dịch thuật, 1995).

- Tập thơ Bô-đơ-le công trình 40 năm lao động dịch thuật say mê và nghiên cứu của ông đã được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1996).

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Ông đồ

Tác giả Vũ Đình Liên - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thể thơ 5 chữ

b. Xuất xứ

Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vì trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm +Tự sự

d. Tóm tắt tác phẩm Ông đồ

Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

e. Bố cục tác phẩm Ông đồ

Bài thơ được chia làm 3 phần

- Phần 1: Khổ 1, 2: Hình ảnh ông đồ xưa.

- Phần 2: Khổ 3,4: Hình ảnh ông đồ thời suy tàn.

- Phần 3: Khổ 5: Nỗi niềm của tác giả.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Ông đồ

- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ông đồ

- Thể thơ ngũ ngôn vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ của bài thơ đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.

- Ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, bình dị nhưng hàm súc, đầy ám ảnh, giàu sức gợi.

1 871 24/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: