Tác giả Tố Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Tố Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Tố Hữu.

1 1556 lượt xem


Tác giả Tố Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp

Lượm - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Tố Hữu

- Tên thật: Nguyễn Kim Thành.

- Ngày sinh: 4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002

- Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Gia đình: Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho nghèo nhưng thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất yêu thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.

- Cuộc đời:

Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Hồ Chí Minh, Maxim Gorki... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Ðoàn thanh niên và được kết nạp vào đảng năm 1938.

Tháng 4 năm 1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, Nguyễn Kim Thành luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh.

Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc, Thanh Hóa). Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành phố Huế. Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, luôn giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước:

  • 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
  • 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
  • Tại đại hội Ðảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
  • Tại đại hội Ðảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
  • Tại đại hội Ðảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
  • Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
  • 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới năm 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.

Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.

Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" không thành công nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Tố Hữu

- Phong cách sáng tác:

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị: Tố Hữu là một chiến sĩ - thi sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự.

- Tác phẩm: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Khi con tu hú, Lao Bảo, Lạ chưa, Lượm, Mẹ Suốt, Mẹ Tơm, Mồ côi, Một tiếng đờn, Miền Nam, Mưa rơi,…

3. Vinh danh

Giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 (tập thơ Việt Bắc)

Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ Một tiếng đờn.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1996)

Huân chương Sao Vàng (1994)

Nhiều giải thưởng, danh hiệu khác...

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Lượm

Lượm - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ 4 chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1946, diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và Pháp tại Huế, đến tháng 2 năm 1947 quân ta chuyển địa điểm lên chiến khu. Tại thời điểm này, nhà thơ Tố Hữu vừa từ Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm. Không lâu sau đó, trong một chuyến công tác, nhà thơ hay tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường làm nhiệm vụ. Xúc động, nhớ thương trước chú bé liên lạc nhỏ bé mà can trường này, ông đã sáng tác nên bài thơ.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Lượm

Bài thơ viết về Lượm - một chú bé liên lạc hồn nhiên, hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ.

e. Bố cục tác phẩm Lượm

3 đoạn

- Đoạn 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế.

- Đoạn 2 (7 khổ thơ tiếp): Sự hi sinh anh dũng, quả cảm của chú bé Lượm

- Đoạn 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với thời gian.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Lượm

- Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

- Qua đây, tác giả cũng bày tỏ niềm cảm phục, trân trọng, ngợi ca trước sự hi sinh to lớn của các em bé giao liên như Lượm đã đóng góp quan trọng vào sự thành công của cách mạng nước nhà.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lượm

- Thể thơ 4 chữ dễ đọc, dễ nhớ, cách gieo vần cách hợp lí phù hợp với lối kể chuyện.

- Kết hợp linh hoạt giữa phương thức kể, miêu tả và biểu cảm.

- Hệ thống từ láy gợi hình, gợi cảm làm nổi bật lên ngoại hình cũng như tính cách, phẩm chất nhân vật.

- Khắc họa nhân vật thành công, để lại nhiều cảm xúc.

4.2. Việt Bắc

Tác giả Tố Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Việt Bắc

- Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc

- Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

b. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích thuộc phần 1 của tác phẩm, tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiên

c. Nội dung chính tác phẩm Việt Bắc

Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ.

d. Phương thức biểu đạt:

- Tự sự + miêu tả + biểu cảm

e. Thể thơ tác phẩm Việt Bắc:

- Tác phẩm Việt Bắc được viết theo: Thể thơ lục bát

g. Bố cục tác phẩm Việt Bắc (2 phần)

- Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi

- Phần 2 (còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ Việt Bắc

h. Tóm tắt tác phẩm Việt Bắc:

Đoạn trích là tình cảm của bộ đội dành cho người dân Việt Bắc. Sau khi giành lại hòa bình, bộ đội rời chiến khu trở về thủ đô, họ chia tay nhau trong bịn rịn, lưu luyến. Người ở lại nhắc lại những kỉ niệm đã gắn bó cùng chia ngọt sẻ bùi trong gian khó. Họ giành cho nhau tình cảm thủy chung, mặn mà. Nỗi nhớ Việt Bắc là nỗi nhớ về những ngày sinh hoạt cùng nhau học tập, lao động và kháng chiến chống quân thù. Việt Bắc hiện lên với thiên nhiên đặc trưng tươi đẹp của bốn mùa hòa quyện với con người Việt Bắc đậm nghĩa tình, hăng say lao động. Tác giả tái hiện những đêm hành quân anh dũng và thể hiện niềm tin vào cách mạng vào Bác Hồ

i. Giá trị nội dung tác phẩm Việt Bắc

- Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…

- Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.

k. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Việt Bắc

- Sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng

- Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:

+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.

+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…

+ Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt

4.3. Bác ơi

Tác giả Tố Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Bác ơi (Tố Hữu)

- 4 khổ đầu: Nỗi đau xót trước sự ra đi của Bác.

- 6 khổ thơ tiếp: Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim người dân Việt

- 3 khổ cuối: Tấm lòng của người dân Việt với Bác.

b. Nội dung chính tác phẩm Bác ơi (Tố Hữu)

Bài thơ Bác ơi tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn cách mạng, với giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào tha thiết của tình thương mến, Tố Hữu cất lên tiếng thơ bi hùng tràn đầy nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn trước sự kiện Bác Hồ qua đời nhưng cũng rất tự hào.

c. Tóm tắt tác phẩm Bác ơi (Tố Hữu)

Bốn khổ đầu bài thơ miêu tả nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời. Tác giả chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác, rồi bàng hoàng không tin vào sự thật. Cảnh vật xung quanh hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác: phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng, không còn bóng dáng Người. Tiếp theo, sáu khổ tiếp, hình tượng Bác Hồ là người giàu tình yêu thương đối với mọi người. Giàu đức hy sinh với lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn. Ba khổ cuối là cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi. Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ. Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi.

d. Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả

e. Thể thơ tác phẩm Bác ơi (Tố Hữu)

- Tác phẩm Bác ơi (Tố Hữu) được viết bằng thể thơ: Thất ngôn (7 chữ)

g. Giá trị nội dung tác phẩm Bác ơi (Tố Hữu)

- Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ. Đọc bài thơ Bác ơi!, câu, chữ nào cũng làm người đọc xúc động, ứa nước mắt. Xúc động nhưng không bi quan, chán nản mà giúp chúng ta biến đau thương, nhớ tiếc thành hành động cách mạng.

- Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc hoạ hình tượng Bác Hồ. Một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình. Đồng thời, bài thơ còn là sự bày tỏ tình cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bác ơi (Tố Hữu)

- Kết cấu ba phần rất rõ ràng.

- Giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào, tha thiết của tình thương mến.

- Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc

4.4. Khi con tu hú

Tác giả Tố Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Khi con tu hú

- Phần 1 (6 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên vào hè.

- Phần 2 (4 câu cuối): Tâm trạng người chiến sĩ trong tù.

b. Nội dung chính tác phẩm Khi con tu hú

Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng. Tuy đang phải sống trong cảnh lao tù nhưng người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn tràn đầy sức sống, sức trẻ, chan chứa tình yêu con người, tình yêu cuộc sống.

c. Tóm tắt tác phẩm Khi con tu hú

Tiếng chim tu hú gọi bầy gợi cho nhà thơ nghĩ đến khung trời lồng lộng ở bên ngoài và càng cảm thấy ngột ngạt trong xà lim chật chội, càng khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim là yếu tố gợi mở để mạch cảm xúc trào dâng mãnh liệt

d. Phương thức biểu đạt

- Tác phẩm Khi con tu hú sử dụng phương thức biểu đạt: Biểu cảm

e. Thể thơ

- Tác phẩm Khi con tu hú thuộc thể thơ: Lục bát

g. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.

h. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.

- Giọng điệu linh hoạt.

- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.

4.5. Từ ấy

Tóm tắt Từ ấy hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ tác phẩm Từ ấy

- Tháng 7 năm 1938 Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Để ghi lại kỉ niệm đáng nhớ ấy, ông đã viết bài thơ Từ ấy

- Bài thơ rút ra từ phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy

b. Thể thơ tác phẩm Từ ấy

- Tác phẩm Từ ấy thuộc thể loại:Thơ bảy chữ

c. Bố cục tác phẩm Từ ấy

- Đoạn 1: niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản

- Đoạn 2: nhận thức mới về lẽ sống

- Đoạn 3: sự chyển biến sâu sắc trong tình cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Từ ấy

Từ ấy chính là từ dấu mốc Tố Hữu được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Nhà thơ như bắt gặp được chân lí của cuộc đời mình, nhà thơ cất tiếng reo ca. Cũng kể từ đây nhà thơ ý thức được trách nhiệm của mình khi là người con của cách mạng, nguyện cống hiến hết mình cho Tổ quốc cho dân tộc.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Từ ấy

Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Từ ấy

Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinhh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

h. Một số nhận định hay về tác phẩm:

1. Nhân xét về bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu có ý kiến cho rằng: "Từ ấy" là tiếng hát say mê, yêu đời; là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng cộng sản".

2. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã khẳng định: "Có sự thống nhất biện chứng giữa thân thế và sự nghiệp của Tố Hữu. Ở Tố Hữu tập trung tinh hoa, là một nhân cách văn hóa của dân tộc. Tố Hữu đã được ghi nhận với hai phương diện vừa là nhà cách mạng tiêu biểu, vừa là nhà thơ lớn. Một đời người chỉ cần làm một trong hai công việc đó đã đáng kính phục vô cùng. Thế mà Tố Hữu đã làm tốt cả hai.”

4.6. Nhớ đồng

Tóm tắt Nhớ đồng hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Nhớ đồng

- Phần 1 ( 9 khổ thơ đầu): khao khát, nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống tự do bên ngoài

- Phần 2 ( 2 khổ tiếp): Nhớ những ngày còn ở ngoài tự do

- Phần 3 ( còn lại): Thực tại nơi phòng giam

b. Phương thức biểu đạt tác phẩm Nhớ đồng

- Biểu cảm

c. Thể thơ tác phẩm Nhớ đồng

- Tác phẩm Nhớ đồng thuộc thể loại: 7 chữ

d. Tóm tắt tác phẩm Nhớ đồng

Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trong cảnh lao tù. Cùng với nỗi nhớ,cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc. Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai. Nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự do. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước..

e. Giá trị nội dung tác phẩm Nhớ đồng

- Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.

- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nhớ đồng

- Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

- Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

- Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường

4.7. Ta đi tới

Tác giả Tố Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Ta đi tới thuộc thể loại thơ tự do

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Bài thơ vừa ca ngợi những chiến thắng lừng lẫy của cuộc kháng chiến, vừa thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Ta đi tới có phương thức biểu đạt là biểu cảm

d. Tóm tắt Ta đi tới

Ta Đi Tới được ra đời vào khoảng tháng 8 năm 1954. Qua đó, tác giả ca ngợi chiến thắng oanh liệt mà cả quân và dân ta đã cùng làm nên đồng thời gợi những suy nghĩ về chặng đường phía trước. Bài thơ không chỉ chứa đựng niềm cảm xúc thời đại mà hơn thế nữa còn mang tính biểu tượng cao. Càng đọc tác phẩm, độc giả lại thêm hiểu hơn về con người và phong cách sáng tác thơ ca của người thi nhân- Tố Hữu. Qua những lời thơ mộc mạc và giản dị, bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy dường như nhà thơ Tố Hữ ngày càng có ý thức sâu sắc hơn về tinh thần dân tộc. Những lời thơ vang lên thật thấm thía và xúc động biết bao về nhân dân của một đất nước Việt Nam quả cảm anh hùng, đã trải qua biết bao “vất vả, đau thương, tươi thắm vô ngần”. Với lòng yêu nước thiết tha cùng tinh thần anh dũng, quyết tâm đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng nước nhà, không chỉ người cách mạng Tố Hữu mà còn là toàn thể các chiến sĩ ra trận, họ vững bước trên con đường kháng chiến, không ngại khó ngại khổ, dù có phải trèo đèo lội suối, họ vẫn một lòng vì nước vì dân.

e. Bố cục Ta đi tới

Bố cục gồm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền”: Cảm nhận vẻ đẹp của đất nước qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào.

- Phần 2: Tiếp đến “Tiếng của em thánh thót quanh làng”: Ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng.

- Phần 3: Còn lại: Cảm xúc chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần khiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hùng bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà.

g. Giá trị nội dung Ta đi tới

Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.

h. Giá trị nghệ thuật Ta đi tới

- Ngôn ngữ bài thơ giàu cảm xúc, sử dụng nhiều động từ mạnh.

- Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ như điệp ngữ,…

4.8. Kính gửi cụ Nguyễn Du

Tác giả Tố Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại Thơ lục bát

b. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

c. Xuất xứ

- Bài thơ ra đời vào ngày 1-11-1965.

d. Bố cục

5 phần:

+ Phần 1 (4 câu đầu): mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du.

+ Phần 2 (4 câu thơ tiếp): Nỗi thương tiếc cho những số phận của chính Nguyễn Du và nhân vật trong tác phẩm của ông.

+ Phần 3 (8 câu thơ tiếp theo): Tố Hữu đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của nhà thơ hai trăm năm trước

+ Phần 4 (Trải bao...nghìn thu.): số phận người đàn bà qua câu thơ của Nguyễn Du.

+ Phần 5 (còn lại): Tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của nhà thơ với Nguyễn Du

e. Tóm tắt

Bằng những vần thơ lục bát đậm đà tính dân tộc cùng với hình thức lẫy kiều, Tố Hữu đã tạo ra một tác phẩm mang đậm sắc thái văn hóa Việt Nam. Tác phẩm của ông không chỉ là một sự tôn vinh đối với Nguyễn Du và Thúy Kiều, mà còn là một sự kính trọng đối với di sản tinh thần của ông cha chúng ta. Tố Hữu thể hiện lòng thông cảm sâu xa và sự tôn trọng vô cùng đối với những nhân vật lịch sử và tác phẩm văn học nổi tiếng. Từ những câu thơ của ông, chúng ta cảm nhận được ý thức về mối quan hệ quan trọng giữa quá khứ và hiện tại. Tố Hữu đã khéo léo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong tác phẩm của mình, tạo nên một tác phẩm độc đáo và sáng tạo.

g. Giá trị nội dung

- “Kính gửi cụ Nguyễn Du” đã thể hiện cách tiếp nhận của Tố Hữu về quá khứ, đồng thời gắn kết tư tưởng của cha ông ta ngày xưa với tinh thần của thời đại ta ngày nay. Điều này nằm trong dòng tư tưởng và tinh thần dân tộc ta trong cuộc chiến đấu đánh Mỹ để giành độc lập.

h. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát

- Hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng.

1 1556 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: