Tác giả Lê Thánh Tông - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lê Thánh Tông - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lê Thánh Tông.

1 140 20/12/2024


Tác giả Lê Thánh Tông - Cuộc đời và sự nghiệp#

Giới Thiệu Hoàng đế, Nhà Thơ Lê Thánh Tông

1. Tiểu sử nhà văn Lê Thánh Tông

- Tên là Lê Tư Thành

- Ngày sinh: sinh ngày 20/7/1442, mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497)

- Quê quán: người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa

- Gia đình: con trai út của Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao

- Thời đại: là vị Hoàng đế thứ tư trên danh nghĩa và thứ năm trên thực tế của vương triều Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam (Lê Nghi Dân tạo phản cướp ngôi nên các sử gia thời đó không công nhận là hoàng đế chính thống), trị vì từ năm 1460 đến khi băng hà vào năm 1497, là vị vua tại vị lâu nhất thời Lê Sơ và lâu thứ hai thời Hậu Lê sau Lê Hiển Tông với 46 năm (1740 - 1786). Thời kỳ của ông đã đánh dấu sự hưng thịnh của triều Hậu Lê nói riêng và chế độ quân chủ Việt Nam nói chung với tên gọi Hồng Đức thịnh trị (洪德盛治)

- Cuộc đời:

+ Lê Thánh Tông là 1 ông vua thông minh và rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Dưới thời Lê Thánh Tông, ông chỉnh đốn lại bộ máy nhà nước, coi trọng sự học hành, mở rộng thêm bờ cõi, đất nước ta đã đạt được sự toàn thịnh. Công lao của vua Lê Thánh Tông đối với đất nước thật là lớn lao.

+ Lê Thánh Tông làm vua được 37 năm thọ 66 tuổi.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Thánh Tông

- Riêng về mặt văn hoá ông đã sáng lập ra hội Tao Đàn tập hợp 28 nhà thơ lớn đương thời. Hội Tao Đàn để lại nhiều bài thơ xướng hoạ , đẹp đẽ, đánh dấu 1 giai đoạn phát triển của thơ ca Việt Nam.

- Trong thời gian làm vua ông có đem quân chinh phạt phía Nam và đi qua đất Phú Yên. Sau khi rút quân chinh phạt phía nam kéo quân về nghỉ tại phủ Tuy An đặt tại làng Long Uyên, xã An dân. Trong thời gian này, ông ban phát bổng lộc cho nhân dân vùng này. Sau khi ông mất nhân dân ở đây lập đền thờ ông để tưởng nhớ công lao, lưu truyền hậu thế. Hiện nay thôn Long Uyên, xã An Dân vẫn còn đền thờ của ông.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Truyện lạ nhà thuyền chài

Tác giả Lê Thánh Tông - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

- Tác phẩm Truyện lạ nhà thuyền chài thuộc thể loại: truyện kí.

b. Xuất xứ

- In trong Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 2, Trần Nghĩa (chủ biên), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB Thế giới, 1997.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

d. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (Từ đầu đến phần con): Giới thiệu về gia cảnh đôi vợ chồng.

- Phần 2 (Tiếp theo đến…thế nào cũng mặc): quan niệm khác nhau về học hành giữa hai cha con.

- Phần 3 (Tiếp theo đến…vẻ gì khác cả): cuộc hội thoại giữa hai vợ chồng.

- Phần còn lại: Ngọa Vân từ biệt gia đình Thúc Ngư.

e. Tóm tắt

Truyện lạ nhà thuyền chài kể về cuộc sống của một gia đình thuyền chài trên biển. Truyện tập trung vào cuộc sống của nhân vật chính là Thúc Ngư. Thúc Ngư – một người dân nghèo, lấy vợ là Ngọa Vân – người có dòng dõi hải tiên, bí ẩn, tài năng. Cả nhà luôn cố gắng làm việc chăm chỉ để nuôi gia đình. Ngọa Vân giúp Thúc Ngư trở thành một ngư dân giàu có và thành công. Một ngày, nước biển dâng cao, Ngọa Vân phải biến thành cá to, dài để che chắn ngọn nước. Nhờ đó mà gia đình tai qua nạn khỏi. Tuy nhiên, Ngọa Vân đã lộ thân phận bí ẩn của bản thân. Vậy nên, nàng đã rời xa Thúc Ngư và bố mẹ chồng để đảm bảo bình yên cho họ.

f. Giá trị nội dung

- Truyện lạ nhà thuyền chài kể về cuộc sống của một gia đình thuyền chài trên biển. Truyện tập trung vào cuộc sống của nhân vật chính là Thúc Ngư. Qua câu chuyện nhấn mạnh về tình yêu và sự đoàn kết trong gia đình, truyền đạt thông điệp về sự kiên nhẫn và lòng yêu thương gia đình trong cuộc sống.

g. Giá trị nghệ thuật

- Truyện viết bằng chữ Hán.

- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật thành công.

1 140 20/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: