Tác giả Y Phương - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Y Phương - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Y Phương.

1 944 24/12/2023


Tác giả Y Phương - Cuộc đời và sự nghiệp

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Y Phương

- Tên đầy đủ là Hứa Vĩnh Sước

- Ngày sinh: 24 tháng 12 năm 1948 - ngày 9 tháng 2 năm 2022

- Quê quán: làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

- Gia đình: Sinh trưởng trong một gia đình dân tộc Tày, ông cụ thân sinh là Hứa Văn Cường - một thầy tào chữa bệnh cho nhiều người. Mẹ ông là Nông Thọ Lộc - một phụ nữ đảm đang.

- Cuộc đời: Thuở nhỏ, Y Phương có mơ ước học được những phép thuật, những bài thuốc cứu người của cha,… để sau này nối nghiệp làm thầy mo, chữa bệnh. Thế nhưng ông cụ thân sinh biết Sước không hợp với nghề này nên không mặn mà truyền nghề. Y Phương biết những bài cúng, bài than, học chữ từ cha. Lên 9 tuổi, Y Phương mới bắt đầu học trường cấp một thị trấn Trùng Khánh và tập nói tiếng Kinh. Niềm đam mê văn chương đã có trong ông từ rất sớm, bạn bè thời ấu thơ của ông là sách. Mỗi sáng được mẹ cho 5 xu để ăn quà, ông đã dành dụm số tiền ít ỏi này mua sách đọc. Cải cách ruộng đất diễn ra, mặc dù sau đó đã được sửa sai nhưng để lại không ít chuyện đau buồn cho người dân. Y Phương cũng là một nạn nhân của cuộc cách mạng ấy, gia đình bị quy kết thành phần, tất cả những người có chữ, nhất là chữ Pháp, đều bị gọi đi làm cỏ vê (làm khổ sai, cải tạo). Dù học chưa hết cấp III, Y Phương đã ý thức "lí lịch" không đẹp đẽ của gia đình, ông quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc xung phong đi bộ đội. Là con một, Hứa Vĩnh Sước đã trải qua cuộc đời người lính đặc công, và đến với thơ ca thật tình cờ.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Y Phương

- Sự nghiệp:

Những bài thơ đầu tiên được in báo năm 1973 là "Bếp nhà trời", "Dáng một con sông" khiến Y Phương có cảm giác hạnh phúc và sung sướng. Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ quân đội đến năm 1981 thì chuyển về công tác tại Sở Văn Hoá - Thông tin Cao Bằng.

Ông bắt đầu thực hiện giấc mơ hồi trẻ là được đi học, trước hết học Trường Điện ảnh Việt Nam từ 1976 đến 1979, rồi học khóa II (1982-1986); Trường Viết văn Nguyễn Du. Năm 1986 về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng và từ 1991 là Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin. Từ 1993 đến năm 2008, ông là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật Cao Bằng, Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

- Tác phẩm:

  • Người của núi” (1982) tập kịch

  • Tháng Giêng - tháng Giêng một vòng dao quắm (2009) tản văn

  • Kungfu người Co Xàu (2010) tản văn

  • Nói với con (1980) tập thơ

  • Người núi Hoa (1982) tập thơ

  • Tiếng hát tháng giêng (1986) tập thơ

  • Lửa hồng một góc (1987) tập thơ

  • Lời chúc (1991) tập thơ

  • Đàn then (1996) tập thơ

  • Thơ Y Phương (2002) tập thơ

  • Thất tàng lồm (Ngược gió, 2006) tập thơ song ngữ

  • Hoa quả chuông (Bjooc ăn lình) tập thơ song ngữ

  • Chín tháng (trường ca)

  • Đò trăng (trường ca)

  • Vũ khúc Tày (2015), tập thơ song ngữ

3. Giải thưởng

  • Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội (1984)

  • Giải A của Hội Nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ Tiếng hát tháng giêng

  • Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc – Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Lời chúc

  • Giải B của Ủy ban Toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập trường ca Chín tháng (2001)

  • Giải B của Bộ Quốc phòng với trường ca Chín tháng (2001)

  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật năm 2007

  • Giải thưởng Hội văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2011 cho tản văn “Kungfu người Co Xàu”

  • Bằng khen của Hội Nhà văn Việt Nam cho “Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm” (năm 2010)

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại: Tản văn

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích Tháng Giêng- tháng Giêng một vòng dao quắm,NXB Phụ Nữ,2009

c. Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm

d. Tóm tắt Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

- Tác phẩm giới thiệu sản vật đặc trưng của vùng đất Trùng Khánh là hạt dẻ, miêu tả khung cảnh của rừng dẻ Trùng Khánh tuyệt đẹp. Lời mời gọi của tác giả đến thăm nơi đây. Cuối cùng, tác phẩm thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa con người với thiên nhiên qua hình ảnh người mẹ đang nướng hạt dẻ dưới rừng dẻ

e. Bố cục tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

- Phần 1: Từ đầu … dùng để khoản đãi quý nhân: Giới thiệu hạt dẻ Trùng Khánh

- Phần 2: Tiếp theo…còn lá rừng thiêm thiếp ngủ : Rừng dẻ Trùng Khánh

- Phần 3: Còn lại: sự gắn kết giữa con người với tự nhiên

g. Giá trị nội dung tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

- Sự gắn kết của con người và thiên nhiên

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

- Thể hiện tình cảm , cảm xúc của tác giả với quê hương

- Ngôn từ giản dị, mang đầy tính truyền cảm

- Từ ngữ mang tính gợi tả

- Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa

4.2. Nói với con

Nói với con - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ tự do

b Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết năm 1980. Khi con gái của ôg mới 1 tuổi, khi đó kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả

d. Tóm tắt tác phẩm Nói với con

Bài thơ là lời tâm tình của cha giành cho con gái về quê hương của mình. Cũng là lời nói của tác giả với chính mình và thế hệ mai sau

e. Bố cục tác phẩm Nói với con

- Phần 1 khổ đầu: lời của người cha dạy cho con mình nhớ về cội nguồn sinh dưỡng gia đình, quê hương

- Phần 2 còn lại: Người cha nhắc con tự hào về truyền thống, sức sống của quê hương

g. Giá trị nội dung tác phẩm Nói với con

- Lời của cha nhắc nhở con gái hãy luôn nhớ về nguồn cội của mình và tự hào về truyền thống đẹp đẽ của dân tộc

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nói với con

- Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang

- Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa

- Hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

4.3. Con là...

Tác giả Y Phương - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thể thơ tự do

b. Xuất xứ: Trích Đàn then, 1996.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

d. Bố cục tác phẩm Con là...

Khổ 1: Con là nỗi buồn của cha.

Khổ 2: Con là niềm vui của cha.

Khổ 3: Con là sự gắn kết giữa cha và mẹ.

e. Tóm tắt tác phẩm Con là...

- Bài thơ Con là... của Y Phương thể hiện tình cảm người cha dành cho con và ý nghĩa của người con trong cuộc sống của cha.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Con là...

- Bài thơ Con là... của Y Phương thể hiện tình cảm người cha dành cho con và ý nghĩa của người con trong cuộc sống của cha.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Con là...

- Thể thơ tự do kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc.

1 944 24/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: