Tác giả Thế Lữ - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Thế Lữ - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Thế Lữ.

1 654 25/12/2023


Tác giả Thế Lữ - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Thế Lữ

- Tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ (sau đó đổi thành Nguyễn Thứ Lễ)

- Ngày sinh: 10 tháng 6 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989

- Quê quán:Quê cha ông ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), quê mẹ ở Nam Định

- Gia đình: Cha ông là sếp ga xe lửa trên tuyến đường sắt Lạng Sơn – Thanh Hóa. Mẹ ông sinh ra trong gia đình Công giáo, kết hôn với cha ông trước, nhưng lại không được gia đình bên nội thừa nhận. Khi mới vài tháng tuổi, Thế Lữ bị đưa rời khỏi mẹ, đem lên Lạng Sơn sống cùng bà nội, cha và u (vợ chính thức của cha). Xa mẹ từ nhỏ, mỗi năm có được gặp một đôi lần, nên theo như Thế Lữ nhớ lại, chủ đề chính từ khi ông còn bé cho đến năm 10 tuổi là xa cách, nhớ thương người mẹ ruột của mình.

- Cuộc đời:

Thế Lữ học chữ Nho khi lên 8 tuổi, học chữ Quốc ngữ khi lên 10. Sau khi anh trai mất, ông được quay trở về Hải Phòng ở với mẹ. Ở Hải Phòng, ông học tư với cha của Vũ Đình Quý, người bạn thân đầu tiên của ông. Ít lâu sau, ông xin vào học lớp Đồng ấu của trường Pháp Việt (École communale) mới mở ở Ngõ Nghè. Năm 1924, ông thi đỗ Sơ học (cepfi), sau đó ốm một năm. Khi đó, mới 17 tuổi, Thế Lữ đã lập gia đình với Nguyễn Thị Khương, người vợ hơn ông 2 tuổi.

Năm 1925, ông vào học Cao đẳng Tiểu học Bonnal ở Hải Phòng, học được 3 năm thì bỏ. Những năm học Thành chung, ông chịu tác động từ tinh thần yêu nước của giới học sinh, qua báo Việt Nam hồn từ Pháp gửi về, cũng như từ những thầy giáo như Trịnh Đình Rư, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Hữu Tảo. Năm 1928, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, cùng hoạt động với Nguyễn Văn Linh ở Hải Phòng. Theo Nguyễn Đình Thi, thì đến năm 1930, khi Hội Thanh niên chuyển thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Thế Lữ dù tán thành đường lối của Đảng, nhưng do gia đình theo Công giáo nên không thể gia nhập.

Năm 1929, ông lên Hà Nội, thi đỗ dự thính vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học cũng chỉ một năm rồi lại bỏ do bất mãn với một giáo sư và giám hiệu của trường. Ở trường mỹ thuật, ông chơi thân nhất với những bạn như Nguyễn Đỗ Cung, Trần Bình Lộc; cùng với Vũ Đình Liên, Ngô Bích San, Hoàng Lập Ngôn... tổ chức một salon littéraire, chuyên thảo luận về văn học.

Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, với những truyện đầu tiên ghi lại những gì ông nghe thấy khi ở Lạng Sơn. Được sự khuyến khích của Vũ Đình Liên, Thế Lữ đã gửi các tác phẩm đầu tay của mình cho Nhà xuất bản Tân Dân, ký thêm bút danh tưởng tượng "Đào Thị Tô cùng viết với Thế Lữ" nhằm thu hút sự chú ý. Hai cuốn Một truyện báo thù ghê gớm và Tiếng hú hồn của mụ Ké sau được Vũ Đình Long khen ngợi và cho in ra, điều này cũng đã khuyến khích Thế Lữ rời bỏ trường Mỹ thuật. Một nguyên nhân khác nữa bởi ông bị lao, tuy nhiên sau đó được chữa khỏi bệnh. Từ bỏ con đường hội họa, Thế Lữ bước hẳn sang hoạt động sáng tác văn chương.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Thế Lữ

- Phong cách sáng tác: Thơ ông dồi dào, đầy lãng mạn, qua đó thể hiện những ẩn ý sâu sắc vô cùng.

- Tác phẩm:

Thơ
  • Mấy vần thơ (1935), 47 bài thơ
  • Mấy vần thơ, tập mới (1941)
  • Nhớ rừng
Kịch
  • Dương Quý Phi (1942), gồm hai vở:
    • Trầm hương đình
    • Mã Ngôi Pha
  • Người mù (1946)
  • Cụ đạo sư ông (1946)
  • Đoàn biệt động (1947)
  • Đề Thám (1948)
  • Đợi chờ (1949)
  • Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952)

Thế Lữ cũng là dịch giả nhiều vở kịch của Shakespeare, Goethe, Schiller...

Truyện
Vàng và máu (1934)
Bên đường thiên lôi (1936)
Lê Phong phóng viên (1937)
Mai Hương và Lê Phong (1937)
Đòn hẹn (1937)
Gói thuốc lá (1940)
Gió trăng ngàn (1941)
Trại Bồ Tùng Linh (1941)
Thoa (truyện ngắn, 1942)
Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953)
Tay đại bợm (truyện ngắn, 1953)
Ba hồi kinh dị (truyện ngắn, 1968)
Lời bài hát
Xuân và tuổi trẻ (1946) phổ lời cho nhạc bởi La Hối

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Nhớ rừng

Tác giả Thế Lữ - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Nhớ rừng

- Phần 1 (Đoạn 1 + 4): Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.

- Phần 2 (Đoạn 2 + 3): Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.

- Phần 3 (Đoạn 5): Niềm khát khao tự do mãnh liệt.

b. Nội dung chính tác phẩm Nhớ rừng

Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là tâm trạng chung của người dân Việt nam bị đàn áp và bị cướp đi cuộc sống tự do. Họ khao khát có một cuộc sống tự do vốn dĩ họ có quyền có được.

c. Tóm tắt tác phẩm Nhớ rừng

Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Trong những ngày đầu mới ra đời, phong trào Thơ Mới đã có những sự phát triển trong cả phong cách và nội dung. Trên các chặng đường phát triển, Thơ Mới đã dần giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính "phi ngã" của thi ca cổ điển. Các nhà thơ đã khám phá thế giới bằng chính những giác quan, những cảm xúc rất thực của mình. Đó cũng là lúc xuất hiện cái tôi rõ nét trong thơ.

d. Phương thức biểu đạt

- Tác phẩm Nhớ rừng sử dụng phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

e. Thể thơ

- Tác phẩm Nhớ rừng thuộc thể thơ: Tám chữ.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Nhớ rừng

Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nhớ rừng

- Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình.

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.

1 654 25/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: