Tác giả Hoàng Trung Thông - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Hoàng Trung Thông - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Hoàng Trung Thông.

1 845 25/12/2023


Tác giả Hoàng Trung Thông - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Hoàng Trung Thông - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Hoàng Trung Thông

- Bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm

- Ngày sinh: sinh ngày 5 tháng 5 năm 1925, mất ngày 4 tháng 1 năm 1993

- Quê quán: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

- Cuộc đời:

Thuở nhỏ ông theo học chữ Hán và được coi như một thần đồng nổi tiếng khắp vùng. Đến năm 12 tuổi, ông theo học trường Quốc Học Vinh, một trong những trường danh giá thời bấy giờ. Sớm thoát ly tham gia cách mạng trong phong trào Việt Minh, trong Kháng chiến chống Pháp ông từng cùng Hải Triều, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên lãnh đạo Hội văn nghệ Khu IV.

Từ 1945 cho đến cuối đời, bên cạnh sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương; Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam; Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung Ương và Viện trưởng Viện Văn học (giai đoạn 1976-1985).

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hoàng Trung Thông

- Tác phẩm chính

Tiểu luận phê bình

  • Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961)
  • Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979)
  • Những người thân những người bạn (2008)

Thơ ca

  • Quê hương chiến đấu (1955)
  • Đường chúng ta đi (1960), 15 bài thơ
  • Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ
  • Đầu sóng (1968)
  • Trong gió lửa (1971)
  • Như đi trong mơ (1977)
  • Chiến công tuổi thơ (1983)
  • Hương mùa thơ (1984)
  • Tiếng thơ không dứt (1989)
  • Mời trăng (1992)

Khác

Hoàng Trung Thông thông thạo ba ngoại ngữ là tiếng Trung, tiếng Pháp và tiếng Anh. Ông là một dịch giả uy tín, từng dịch nhiều tác phẩm thơ cũng như văn xuôi nổi tiếng thế giới. Ông còn là một nhà thư họa tài hoa, bạn bè gần gũi với các họa sĩ: Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Nguyễn Phan Chánh, Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Gấm, Mai Văn Hiến,...

Thời Chiến tranh Đông Dương, bài thơ "Bao giờ trở lại" (sau này in trong tập Quê hương chiến đấu) của ông được hai nhạc sĩ là Lê Yên và Văn Phụng phổ nhạc thành hai ca khúc riêng biệt. Năm 1950, Lê Yên phổ nhạc và đặt nhan đề ca khúc là "Bộ đội về làng". Năm 1953, bài "Bộ đội về làng" được giải 3 của Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952. Năm 1954, Văn Phụng phổ nhạc và đặt nhan đề là "Các anh đi". Nhạc bản "Các anh đi" do nhà xuất bản An Phú ấn hành ngày 9 tháng 12 năm 1954 chỉ đề "Thơ: khuyết danh".

3. Vinh danh

Hoàng Trung Thông được đặt tên đường ở thành phố Vinh, Nghệ An, thành phố Đà Nẵng và thành phố Vũng Tàu.

Ngày 22 tháng 4 năm 2013 Dưới sự phối hợp đồng tổ chức của Viện Văn học, Hội Nhà văn Việt Nam và Nhà Xuất bản Văn học, tại Viện Văn học đã tổ chức Tọa đàm khoa học Sự nghiệp văn học Hoàng Trung Thông (Tưởng niệm 20 năm mất nhà thơ Hoàng Trung Thông). Tọa đàm thu hút nhiều nhà nghiên cứu đến dự và phát biểu ý kiến như GS. Phong Lê,GS Hà Minh Đức, GS Nguyễn Huệ Chi, TS. Lê Thành Nghị, nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên v.v.

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Những cánh buồm

Tác giả Hoàng Trung Thông - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thể thơ tự do

b. Xuất xứ: In năm 1976.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Những cánh buồm

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

e. Bố cục tác phẩm Những cánh buồm

Chia văn bản thành 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.

+ Phần 2: Tiếp đến “để con đi…” : Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Những cánh buồm

- Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi cùng nhau đi dạo trên bờ biển.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những cánh buồm

- Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.

1 845 25/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: