Tác giả Nguyễn Đình Chú - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Đình Chú - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đình Chú.

1 7 21/12/2024


Tác giả Nguyễn Đình Chú - Cuộc đời và sự nghiệp

Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Đình Chú

- Ngày sinh: sinh năm 1929

- Quê quán: tại Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An

- Cuộc đời: Năm 1984 ông được phong học hàm Phó giáo sư và năm 1991 được phong học hàm Giáo sư. Từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 7 năm 2003 ông là giảng viên và nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thuộc khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Sau 2003 về hưu nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia nghiên cứu, giảng dạy (cao học, nghiên cứu sinh), và hướng dẫn các luận án. Cho đến nay, Nguyễn Đình Chú đã hướng dẫn hàng trăm luận văn/khóa luận cử nhân đại học, hơn 80 luận án/luận văn thạc sĩ và 16 luận án phó tiến sĩ/tiến sĩ.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Đình Chú

- Các sáng tác của ông là sức sống của tinh thần nhân văn. Văn chương của ông đi sâu vào tấm lòng, vào văn chương chở đạo, vào tư tưởng nhân nghĩa vừa nồng vừa sâu. Phong cách sáng tác của ông luôn đề cao tinh thần nhân văn trong tác phẩm.

- Một số công trình chính đã xuất bản

  • Văn thơ Phan Bội Châu
  • Văn thơ Tản Đà
  • Văn thơ Trần Tế Xương
  • Giáo trình Lịch sử Văn học Việt Nam (viết chung) tập 4A, 4B
  • Cương quốc công Nguyễn Xí: Tộc phả-Di huấn-Phụ lục (chủ biên)
  • Đại học Sư phạm Hà Nội một nửa thế kỷ (chủ biên)
  • Tác gia Văn học Việt Nam, tập I (chủ biên)
  • Nguyễn Tử Siêu - tác phẩm chọn lọc (chủ biên)
  • Văn Lớp 10, Văn Lớp 11 sách giáo khoa và sách giáo viên thí điểm, cải cách, phân ban, chỉnh lý hợp nhất (chủ biên)
  • Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 (chủ biên phần Văn)
  • Tuyển tập Nguyễn Đình Chú tập hợp 79 bài viết về các vấn đề văn học Việt Nam trong 3 phần: Phần 1. Mấy vấn đề chung về lịch sử văn học Việt Nam (8 bài); Phần 2. Về văn học trung đại Việt Nam (38 bài); Phần 3. Về văn học cận – hiện đại Việt Nam (33 bài).

3. Giải thưởng

GS. Nguyễn Đình Chú đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì năm 1980 và Huân chương Lao động hạng nhì năm 1998, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1998.

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

4.1. Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương

a. Thể loại

- Tác phẩm Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương thuộc thể loại: nghị luận văn học.

b. Xuất xứ

- In trong Nguyễn Đình Chú, Tuyển tập, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

d. Bố cục Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương

- Phần 1: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phân tích thêm về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

- Phần 2: Triển khai vấn đề: số phận mong manh của người phụ nữ.

- Phần 3: Tổng kết lại vấn đề: số phận mong manh của người phụ nữ.

e. Tóm tắt Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương

Văn bản Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương làm sáng tỏ nhận định về sự hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua nhân vật Vũ Nương. Trong đó, chi tiết cái bóng đã góp phần làm sáng tỏ, tượng trưng cho sự chung thủy mà Vũ Nương dành cho Trương Sinh cũng chính là cái bóng đã làm cho hạnh phúc của Vũ Nương tan vỡ. Đồng thời, ta thấy được nguyên nhân Vũ Nương đau khổ không nằm ở việc Trương Sinh đi lính nhưng cũng không phải do chế độ nam nữ bất bình đẳng mà do chính lời nói hồn nhiên, ngây thơ của đứa con, là cái tính đa nghi, hay ghen của Trương Sinh.

f. Giá trị nội dung

- Văn bản bàn luận về vấn đề hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hạnh phúc của họ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đôi khi, dù người phụ nữ có cố gắng thế nào thì họ cũng không tự quyết định được hạnh phúc của chính mình.

g. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận rõ ràng, mạch lạc.

- Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

1 7 21/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: