Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Du.

1 754 28/12/2023


Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Du

- Tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên

- Ngày sinh: 1765-1820

- Quê quán:

+ Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh ⇒ vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt

+ Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh ⇒ cái nôi dân ca Quan họ Đây là hai vùng đất giàu truyền thống văn hóa.

⇒ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.

- Gia đình: Ông sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa bảng.

- Thời đại:

+ Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, khủng hoảng xã hội, đất nước chia cắt

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn thay đổi sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế

⇒ Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông

- Cuộc đời:

+ Thời niên thiếu: sống trong sung túc trong gia đình quyền quý ở Thăng Long. Cha ông từng giữ chức Tể tướng, anh trai cùng cha khác mẹ làm tới chức Tham tụng → có điều khiện dùi mài kinh sử, hiểu biết về cuộc sống sa hoa của giới quý tộc phong kiến → dấu ấn trong sáng tác

+ Do biến cố năm 1789 (Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn PK vua Lê - chúa Trịnh), Nguyễn Du phải trải qua cuộc sông mời năm phiêu bạt (từng mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, lui về ẩn dật)

+ 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn

+ Nguyễn Du ốm, mất ở Huế 1820

⇒ Cuộc đời thăng trầm, đi nhiều đã giúp ông có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Du

a. Sáng tác bằng chữ Hán

- 249 bài trong 3 tập:

+ Thanh Hiên thi tập: 78 bài, viết trước khi ra làm quan ⇒ ông gửi vào tập thơ này nỗi cô đơn bế tắc của một con người bơ vơ, lạc hướng giữa dâu bể thời đại

+ Nam trung tạp ngâm: 40 bài, viết trong thời gian làm quan ⇒ Biểu hiện tâm trạng buồn đau nhưng đồng thời thể hiện quan sát về cuộc đời, xã hội

+ Bắc hành tạp lục: 131 bài viết trong thời gian đi sứ

⇒ Ca ngợi nhân cách cao cả và phê phán nhân vật phản diện; phê phán xã hội phong kiến và cảm thông với số phận bé nhỏ

b. Sáng tác bằng chữ Nôm

- Đoạn trường tân thanh(TK): Gồm 3254 câu thơ dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn

⇒ Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận của con người tài hoa nhưng bạc phận, là một truyện Nôm có giá trị nhân văn sâu sắc.

- Văn chiêu hồn: Viết theo thể song thất lục bát. Ông viết để chiêu hồn cho những sinh linh thuộc nhiều tầng lớp khác nhau nhưng tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn luôn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Chị em Thúy Kiều

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Chị em Thúy Kiều

Gồm 4 đoạn:

- Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều

- Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân

- Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều

- Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em

b. Nội dung chính tác phẩm Chị em Thúy Kiều:

Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Chị em Thúy Kiều

Phương thức biểu đạt tác phẩm Chị em Thúy Kiều là Miêu tả, biểu cảm

d. Thể loại:

Tác phẩm Chị em Thúy Kiều thuộc thể loại Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Chị em Thúy Kiều

- Nội dung: đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.

- Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chị em Thúy Kiều

- Khắc họa rõ nét chân dung hai chị em Thúy Kiều

- Tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận

- Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố.

- Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người

3.2. Cảnh ngày xuân

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Cảnh ngày xuân

Gồm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (4 câu đầu): Khung cảnh màu xuân

- Đoạn 2 (8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh

- Đoạn 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về

b. Nội dung chính tác phẩm Cảnh ngày xuân

Đoạn trích đã khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Cảnh ngày xuân

Phương thức biểu đạt tác phẩm Cảnh ngày xuân là Miêu tả, tự sự

d. Thể loại:

Tác phẩm Cảnh ngày xuân thuộc thể loại Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Cảnh ngày xuân

- Nội dung : Đoạn trích miêu tả bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của đại thi hào Nguyễn Du

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cảnh ngày xuân

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và tâm trạng con người, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.

- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của hai chị em.

- Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.

3.3. Kiều ở lầu Ngưng Bích

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích

Gồm 3 phần:

- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều

- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều

- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió

b. Nội dung chính tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích

Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phương thức biểu đạt tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích là Miêu tả, tự sự

d. Thể loại:

Tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc thể loại Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích

- Miêu tả cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích

- Miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.

3.4. Mã Giám Sinh mua Kiều

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

Gồm 3 phần:

- 10 câu đầu : Chân dung Mã Giám Sinh qua ngoại hình, hành động.

- 6 câu tiếp : Nỗi đau đớn tủi nhục của Kiều.

- 10 câu cuối : Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh.

b. Nội dung chính tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

Đoạn trích là cảnh mua bán giữa Mã Giám Sinh và Tú bà với món hàng là Thúy Kiều, bộ mặt kẻ mua người bán cũng được khắc họa đậm nét; phơi bày hết bản chất, địa vị, nỗi lòng của từng loại người.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

Phương thức biểu đạt tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều là Miêu tả, tự sự

d. Thể loại:

Tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều thuộc thể loại Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

- Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trên cả hai phương diện

+ Phơi bày bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh.

+ Lên án các thế lực xấu xa, tàn bạo vừa thương cảm, xót xa trước sắc đẹp, tài năng, nhân phẩm của người phụ nữ bị trà đạp.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

- Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều còn cho thấy tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du: miêu tả nhân vật phản diện bằng ngòi bút hiện thực, khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ (khác với nhân vật chính diện bằng bút pháp ước lệ lý tưởng hoá nhân vật).

- Thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm lý nhân vật của Nguyễn Du trong tác phẩm.

3.5. Thúy kiều báo ân báo oán

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Thúy Kiều báo ân báo oán

- 12 câu đầu : Thúy Kiều báo ân.

- 22 câu cuối : Thúy Kiều báo oán.

b. Nội dung chính tác phẩm Thúy Kiều báo ân báo oán

Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đoạ đầy, Thuý Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng thoả nguyện đền ơn trả oán. Đây là trích đoạn tả cảnh báo ân, báo oán của Thúy Kiều.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Thúy Kiều báo ân báo oán

Phương thức biểu đạt tác phẩm Thúy Kiều báo ân báo oán là Miêu tả, tự sự

d. Thể loại:

Tác phẩm Thúy Kiều báo ân báo oán thuộc thể loại Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Thúy Kiều báo ân báo oán

- Qua ngôn ngữ đối thoại Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thuý Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành”.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thúy Kiều báo ân báo oán

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

- Từ ngữ mang tính nôm na, bình dân

- Sử dụng nhiều thành ngữ dân gian

- Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và miêu tả.

3.6. Trao duyên

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Trao duyên thuộc thể loại truyện thơ Nôm

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trao duyên được trích tập truyện “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).

- Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc, đoạn trích là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là Biểu cảm

d. Bố cục

- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

- Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò

- Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm

e. Giá trị nội dung

Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.

g. Giá trị nghệ thuật

Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.

3.7. Độc Tiểu Thanh ký

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ ở Trung Quốc.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm

d. Bố cục

Bài thơ có bố cục 4 phần: Đề - thực - luận - kết

e. Giá trị nội dung

Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

g. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

- Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ

- Hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng

3.8. Chí khí anh hùng

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại truyện thơ Nôm

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại, cho thấy chí khí của Từ Hải.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm

d. Bố cục

- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải

- Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều

- Phần 3 (còn lại): Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải

e. Giá trị nội dung

Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí.

g. Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật

- Hình ảnh kì vĩ, mang tính ước lệ tượng trưng

3.9. Mộng đắc thái liên

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại thơ ngũ ngôn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Mộng đắc thái liên được Nguyễn Du sáng tác khi đang làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, vào khoảng những năm 1802, in trong tập thơ chữ Hán Nam trung tạp ngâm.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm

d. Giá trị nội dung

Mộng đắc thái liên khắc họa nội dung chính về khung cảnh hái sen, con người và công việc hái sen, từ bông hoa sen, tác giả nêu lên những triết lí về cuộc sống con người.

e. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm

- Ngôn ngữ thơ hay và giản dị nhưng ấn tượng

- Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn.

3.10. Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thuộc thể loại: thơ lục bát.

b. Xuất xứ

- Đoạn trích nằm trong tác phẩm Truyện Kiều, từ câu 2419 đến 2450.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

d. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến …là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

- Phần 2 (phần còn lại): Khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.

e. Tóm tắt Anh hùng tiếng đã gọi rằng

“Anh hùng tiếng đã gọi rằng” là một tác phẩm văn học đầy tình cảm của Nguyễn Du trong tiểu thuyết Truyện Kiều. Trong đó, người anh hùng Từ Hải được miêu tả với hình ảnh lừng lẫy và oai phong, đồng thời cũng là người trọng tình trọng nghĩa, từ bi giáng thế cứu đối. Thúy Kiều - nhân vật chính trong tác phẩm, không thể quên công ơn Từ Hải đã giải thoát cô khỏi chốn oan khiên bụi trần. Nàng coi Từ Hải như một vị anh hùng giáng thế để giải thoát cho mình khỏi những bế tắc của cuộc đời. Từ Hải còn là người biết thấu hiểu và đáp ứng nỗi lòng của Kiều, ông sẵn sàng hy sinh để giúp nàng gặp lại người thân, gia đình của mình. Tác phẩm đã thành công vẽ nên hình ảnh một anh hùng đích thực trong lòng độc giả, đồng thời vẫn giữ được sự nhân văn và từ bi của nhân vật này. Anh hùng Từ Hải đã trở thành một biểu tượng văn hóa, một bậc anh hùng đại diện cho lòng từ bi và tinh thần đấu tranh chống lại bất công.

g. Giá trị nội dung

- Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí. Qua đó, nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.

h. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng các từ Hán Việt đã góp phần miêu tả cốt cách phi thường của nhân vật Từ Hải đã khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.

3.11. Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh

Tác giả Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại Thơ lục bát.

b. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

c. Xuất xứ

- Văn bản trích từ câu 1799 – 1884 trong “Truyện Kiều”, là cảnh Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư.

d. Bố cục

4 phần:

+ Phần 1: Thúc Sinh trở về thăm nhà, Hoạn Thư đon đả, vui vẻ ra đón chàng.

+ Phần 2: Hoạn Thư và Thúc Sinh cùng nhau bày tiệc rượu hàn huyên, tâm tình.

+ Phần 3: Hoạn Thư gọi Thúy Kiều được gọi ra hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh.

+ Phần 4: Thúc Sinh khi chứng kiến Thúy Kiều hầu rượu đã ngờ ngợ nhận ra đó là nàng, tâm trạng từ đó cũng thay đổi, trở lại tâm trạng buồn bã, gan héo ruột đầy, nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.

e. Tóm tắt

Đoạn trích kể lại cảnh Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư.

g. Giá trị nội dung

- Đoạn trích kể lại truyện Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư. Đọc đoạn trích ta cảm nhận được những cảm xúc, tâm trạng phức tạp khó tả của các nhân vật. Qua đoạn trích, ta thấy xót thương cho người con gái "tài hoa bạc mệnh". Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ. Nghĩ về tương lai, họ chỉ đầy tâm trạng bất an, mơ hồ, không rõ ràng.

h. Giá trị nghệ thuật

- Nhân vật phản diện được khắc họa theo lối hiện thực hóa bằng những biện pháp cu thể, hiện thực.

- Ngôn ngữ: tác phẩm là nơi tập trung những cái hay, cái đẹp, cái hoàn thiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.

1 754 28/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: