Tác giả Thân Nhân Trung - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Thân Nhân Trung - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Thân Nhân Trung.

1 5,151 24/12/2023


Tác giả Thân Nhân Trung - Cuộc đời và sự nghiệp

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Thân Nhân Trung

- Ngày sinh: Thân Nhân Trung (1419 - 1499), tự Hậu Phủ, là một danh sĩ Việt Nam, đứng địa vị Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú của Lê Thánh Tông.

- Quê quán: Ông là người dân tộc Tày, quê ở làng Yên Ninh, tục gọi là làng Nếnh, phủ Bắc Giang

- Cuộc đời:

Ông từng đỗ Tiến sĩ, làm quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua là Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, từng giữ các chức Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm Thượng thư bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội phụ chính.

Thân Nhân Trung là người mở đầu cho một gia tộc khoa bảng, ba đời liên tiếp với 4 vị đỗ tiến sĩ và đều làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Thân Nhân Trung

- Đậu Tiến sĩ năm 1469. Sau đó ông giữ chức Tế Tửu Quốc Tự Giám, Thăng Đông Các Đại Học Sĩ, kiêm Thượng Thư Bộ Lại. Ông tham gia biên soạn bộ “Thiên nam dư hạ tập’’, được Lê Thánh Tông cử làm Phó Nguyên Soái hội Tao Đàn, khi Lê Thánh Tông mất, ông được cử soạn bài để khắc ở bia Lê Thánh Tông. Ông còn một số bài thơ Nôm trong “Hồng Đức quốc âm thi tập’’.

- Tác phẩm chính: Thiên Nam dư hạ tập, Thân chinh ký sự, Văn bia Chiêu Lăng, viết về vua Lê Thánh Tông, đặt tại lăng vị vua này, Văn bia tiến sĩ: Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh ký, Hồng Đức thập bát niên Đinh Mùi khoa tiến sĩ đề danh ký, Thơ phú có vài chục bài trong (Hồng Đức quốc âm thi tập, bình và họa lại thơ vua Lê Thánh Tông, Quỳnh uyển cửu ca).

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Tác giả Thân Nhân Trung - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Văn bia

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

-Tác phẩm trích trong bài văn bia nói trên. Trước đoạn này, tác giả nếu chủ trương bồi dưỡng trọng dung hiền tại của các triều vua Lê . Sau đoạn này là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442)

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

d. Tóm tắt văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Tác phẩm viết về vai trò và giá trị của người hiền tài với đất nước và nêu lên ý nghĩa của việc dựng bia và khắc tên người hiền tài

e. Bố cục văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Phần 1 Từ đầu … làm đến mức cao nhất : Nêu lên giá trị hiền tài với đất nước.

- Phần 2 Còn lại : Ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài.

g. Giá trị nội dung văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Tầm quan trọng của những người tài năng đức độ đối với đất nước

- Thông điệp nhắn gửi động viên kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước.

h. Giá trị nghệ thuật văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Cách lập luận vấn đề chặt chẽ.

- Luận điểm, luận cứ được sắp xếp rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý

1 5,151 24/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: