Tác giả Nguyễn Trọng Bính - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Trọng Bính - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Trọng Bính.

1 314 26/12/2023


Tác giả Nguyễn Trọng Bính - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Nguyễn Trọng Bính - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Trọng Bính

- Tên: tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

- Năm sinh: 1918 - 1966

- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.

- Cuộc đời:

+ 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

+ 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.

+ Mất đột ngột 20/01/1966.

+ Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Trọng Bính

- Phong cách thơ Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê.

+ Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.

- Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam. Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê....

- Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo...).

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Mưa xuân II

Tác giả Nguyễn Trọng Bính - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ 7 chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Mùa xuân II xuất bản năm 1958, in trong Nguyễn Bính toàn tập – NXB Hội Nhà văn 2017.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Mưa xuân II có phương thức biểu đạt là biểu cảm

d. Tóm tắt Mưa xuân II

Bài thơ hiện ra với khung cảnh mùa xuân qua cái nhìn và cảm nhận của Nguyễn Bính. Tác giả vừa cảm nhận, vừa hỏi xung quanh đã thấy mùa xuân giống mình chưa. Khi mùa xuân đến khung cảnh đã thay đổi rất nhiều, không khí vương mùi mát lạnh của những cơn mưa thoang thoảng bay ngoài trời. Cây cối cũng đang đưa mình thay đổi, không còn sự trơ trụi ở mùa đông nữa mà thay vào đó là sự đâm chồi nảy lộc. Những cây cam và những đám cỏ dại cũng đang tận hưởng không khí mùa xuân tươi mát, chúng thi nhau ra hoa xanh tốt. Các con vật cũng đang hưởng ứng cái không khí mùa xuân đến, chúng thi nhau giăng tơ và bay lượn trên bầu trời. Tất cả thiên nhiên và con vật đều đang hòa mình vào thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp. Chúng là những loài vô tri nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được sự thay đổi và hưởng ứng của những loài vật này. Trước cái thiên nhiên mát mẻ và tươi mới này, không thứ gì có thể cưỡng lại được. Khi mùa xuân đến, con người lại nô nức váy áo đi trẩy hội. Đi đến đâu là có thể cảm nhận từng đợt mưa xuân đến đấy, vừa đi vừa nghe thấy tiếng trống làng rôm rả ngoài đầu đình. Cảnh sắc mùa xuân còn xuất hiện thêm hình ảnh những đàn cò trắng bay lượn và hình ảnh đoàn tàu đang chạy. Mọi hoạt động đều được diễn ra thường xuyên, nhưng khi mùa xuân đến mọi thứ như nhộn nhịp và hào hứng hơn. Cái ẩm ướt của mưa xuân đang bao phủ khắp các làng và những lưu luyến không dứt dành cho thiên nhiên mùa xuân.

e. Bố cục bài Mưa xuân II

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.

+ Phần 2: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.

g. Giá trị nội dung

- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, đất trời trong một chiều mưa xuân. Tác giả miêu tả sự sống bừng tỉnh, sinh sôi nảy nở của muôn loài qua một buổi mưa xuân.

h. Giá trị nghệ thuật

- Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp.

- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von.

1 314 26/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: