Tác giả Huy Cận - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Huy Cận - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Huy Cận.

1 968 27/12/2023


Tác giả Huy Cận - Cuộc đời và sự nghiệp

Con chim Chiền Chiện - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Huy Cận

- Tên đầy đủ là Cù Huy Cận

- Ngày sinh: 22 tháng 1 năm 1917 – 19 tháng 2 năm 2005

- Quê quán: xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

- Gia đình: trong một gia đình nhà nho nghèo

- Cuộc đời:

Ngày còn bé Huy Cận học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Sau cách mạng tháng 8, Huy Cận giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn Hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách công tác văn hóa và văn nghệ.

Từ năm 1984, ông là chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I,II và VII. Tháng 6, năm 2001, ông được bầu làm viện trưởng Viện hàn lâm Thơ Thế giới.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Huy Cận

- Phong cách sáng tác

Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não. Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp.

Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng 8 thì lại mang nét tươi vui. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại.

- Tác phẩm tiêu biểu

Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi, Lửa hồng muối mặn, Đất nở hoa, Đoàn thuyền đánh cá, Một cuộc cách mạng trong thi ca, Suy nghĩ về nghệ thuật, Hạt lại gieo, Suy nghĩ về nghệ thuật, Ngôi nhà giữa nắng, Cô gái mèo,…

- Giải thưởng

Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996)

Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

Ở một số thành phố trong nước đã có đường mang tên Huy Cận.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Con chim Chiền Chiện

Con chim Chiền Chiện - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a.Thể loại: Thơ 4 chữ

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được in trong tập Những bài thơ em yêu

c. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm

d.Tóm tắt tác phẩm Con chim Chiền Chiện

Tác phẩm miêu tả chim chiền chiện đang tung cánh giữa bầu trời xanh cao vời vợi, và không gian bao la của cánh đồng lúa. Chim cất tiếng hót làm xao xuyến lòng người

e. Bố cục tác phẩm Con chim Chiền Chiện

- Phần 1: 2 khổ đầu: Hình ảnh chim đang tung cánh

- Phần 2: 3 đoạn tiếp theo : Tiếng chim chiền chiện hót

- Phần 3: Còn lại: Tình cảm của tác giả

g. Giá trị nội dung tác phẩm Con chim Chiền Chiện

- Ca ngợi cuộc sống yên bình, tự do và sự no ấm của vùng nông thôn Việt Nam

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Con chim Chiền Chiện

- Sử dung ngôn ngữ giàu hình ảnh

- Cách ngắt nhịp 2/2, 3/1 linh hoạt

- Sử dụng bút pháp so sánh, nhân hóa

3.2. Thương nhớ bầy ong

Thương nhớ bầy ong - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại:

Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ được sắp xếp theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn của tác giả.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Trích từ Tổ ong “trại” trong tập 1 Tuổi trẻ và tình bạn của hồi kí Hồi kí Song đôi sáng tác năm 1997.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.

d. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất – Huy Cận.

e. Tóm tắt tác phẩm Thương nhớ bầy ong

“Thương nhớ bầy ong” là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

g. Bố cục tác phẩm Thương nhớ bầy ong (2 phần):

- Phần 1: Từ đầu đến “cày ải” Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” trước ngày ông mất.

- Phần 2: phần còn lại Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” sau ngày ông mất.

h. Giá trị nội dung tác phẩm Thương nhớ bầy ong

- Hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong của gia đình mình khi còn nhỏ. Kèm theo đó là những nỗi buồn, luyến tiếc khi chúng rời xa.

- Những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thương nhớ bầy ong

- Kết hợp giữa kể việc với miêu tả và biểu cảm

- Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, không gian làm cho sự việc, cảm xúc của nhân vật xác thực hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi.

3.3. Đoàn thuyền đánh cá

Tác giả Huy Cận - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

Gồm 3 phần:

- Phần 1 (2 khổ đầu):Cảnh đoàn đánh cá ra khơi

- Phần 2 (4 khổ tiếp theo): Cảnh đoàn thuyền đánh trên biển

- Phần 3 (khổ cuối): Hình ảnh đoàn thuyền trở về

b. Nội dung chính tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đoàn thuyền trở về vào bình minh của ngày hôm sau.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

Phương thức biểu đạt tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

d. Thể thơ

Tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá thuộc Thể thơ tự do

e. Giá trị nội dung tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

- Đoàn thuyền đánh cá đã tái hiện thành công vẻ đẹp trù phú của biển cả quê hương và cuộc sống lao động đầy hăng say của nhân dân trong thời kỳ mới.

- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá còn là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người dân chài trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

- Xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng

- Trí tưởng tượng phong phú.

- Âm hưởng thơ khỏe khoắn hào hùng và sáng tạo.

3.4. Tràng Giang

a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ tác phẩm Tràng Giang

- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng

b. Thể thơ tác phẩm Tràng Giang

- Tác phẩm Tràng Giang thuộc thể loại: Thất ngôn.

c. Tóm tắt tác phầm Tràng Giang

Bài thơ được gợi cảm xúc khi nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước, gợi cảm giác cô đơn, lẻ loi, lạc lõng. Mọi sự vật, đặc biệt là cảnh thiên nhiên đều buồn, cô quạnh. Đằng sau là nỗi nhớ quê nhà và nỗi sầu nhân thế trong cảnh nước mất nhà tan.

d. Bố cục tác phẩm Tràng Giang

- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ

- Phần 3 (khổ 4): cảnh hoàng hôn kì vĩ và tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ

e. Giá trị nội dung tác phẩm Tràng Giang

Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tràng Giang

Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại

h. Một số nhận định hay về tác phẩm Tràng Giang

1. Xuân Diệu: “Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc” và "Huy Cận như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian".

2. Hoài Thanh: “Cái buồn Lửa Thiêng là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh.” và "Người thấy lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, cái xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn rười rượi".

1 968 27/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: