Tác giả Trần Mai Ninh - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Trần Mai Ninh - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Trần Mai Ninh.

1 109 14/12/2024


Tác giả Trần Mai Ninh - Cuộc đời và sự nghiệp

Tình sông núi - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

1. Tiểu sử nhà văn Trần Mai Ninh

- Tên thật là Nguyễn Thường Khanh. Ngoài tên thật Trần Mai Ninh, ông còn viết với các bút danh Mai Đỗ, Hồng Diên, CK.

- Ngày sinh: 1917 – 1948

- Gia đình: Thân phụ ông là Nguyễn Xuân Tuyển, một viên chức nhỏ.

- Quê quán: quê ở Hà Nội nhưng lớn lên ở Thanh Hóa.

- Cuộc đời:

Lúc thiếu thời Trần Mai Ninh học Thành Chung ở Thanh Hóa, sau ra Hà Nội học tiếp Tú Tài. Ngay từ thời còn đi học, Trần Mai Ninh đã cùng một số bạn bè ra tờ báo có tên “Con sáo” để phê phán nền giáo dục thực dân và nói lên lý tưởng của tuổi trẻ học đường. Sau đó ông tiếp tục viết bài và trực tiếp tham gia biên tập các tờ báo của Đảng xuất bản trong thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936–1939) như: Bạn dân, Thời thế (1937), Tin tức, Thế giới, Người mới (1938) và Bạn đường, Tự do ở Thanh Hóa... với các bút danh: KT, Mạc Đỗ, Trần Mai Ninh, Hồng Diện, Nguyễn Thường Khanh. Ông không những là một ngòi bút sắc sảo, xông xáo, nhiệt huyết mà còn là một người vẽ tranh minh họa và trình bày báo có tài.

Trần Mai Ninh tham gia phong trào yêu nước Mặt trận dân chủ (1936–1939) của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông làm phóng viên, biên tập viên cho các báo Bạn dân, Thời thế (1937), Tin tức, Thế giới, Người mới (1938), Bạn đường (1939)... Khi Mặt trận dân chủ bị chính quyền thuộc địa đàn áp, Trần Mai Ninh về quê hoạt động ở chiến khu Ngọc Trạo. Ông bị nhà cầm quyền bắt giam nhưng sau đó vượt ngục và tham gia giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở Nam Trung bộ. Sau đó Trần Mai Ninh tham gia kháng chiến ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa.

Trên đường đi thi hành nhiệm vụ, ông bị địch Pháp phục kích vây bắt và hy sinh năm 1947. Trần Mai Ninh để lại nhiều tác phẩm, nhưng nổi tiếng hơn cả là bài thơ Nhớ máu.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Trần Mai Ninh

- Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã viết những bài thơ tự do giàu tính cách tân, nóng bỏng tinh thần chiến đấu, tràn đầy niềm tin vào cách mạng và tương lai tươi sáng của đất nước, dân tộc.

- Tác phẩm chính:

  • Nhớ máu (thơ)
  • Tình sông núi (thơ)
  • Thằng Tuất (truyện vừa, 1939)
  • Trừ họa (truyện ngắn, 1941)
  • Ngơ ngác (truyện dài, 1941)
  • Sống đã rồi viết văn (tiểu luận, 1944)
  • Thơ văn Trần Mai Ninh (tuyển tập, 1980)

- Vinh danh: Trần Mai Ninh được trao giải thưởng cấp nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Tình sông núi

Tình sông núi - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

a. Thể loại

- Tác phẩm Tình sông núi thuộc thể loại: thơ tự do.

b. Xuất xứ

- In trong Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr264 – 265.

c. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ ra đời trong những ngày nhà thơ tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp; qua đó phản ánh những tâm tư, tình cảm của những người dân cần lao dành cho quê hương, Tổ quốc trong bối cảnh đất nước đang gồng mình chiến đấu giành độc lập.

d. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

e. Bố cục Tình sông núi

- Phần 1: Đoạn 1 (từ đầu đến Diên Khánh xanh um): niềm hân hoan, phấn chấn của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.

- Phần 2: Đoạn 2 (từ ...Tôi lim dim cặp mắt đến Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng): sự lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.

- Phần 3: Đoạn 3 (những câu thơ còn lại): suy ngẫm của nhà thơ về Tổ quốc đẹp tươi, gian lao và anh dũng với tư cách là thực thể “Trộn hoà lao động với giang sơn”.

f. Giá trị nội dung

- Bài thơ nói về tình yêu, niềm tự hào với sông núi, cảnh đẹp đất nước của tác giả.

g. Giá trị nghệ thuật

- Từ ngữ, hình ảnh miêu tả hấp dẫn, sinh động.

- Lối sáng tác lôi cuốn người đọc.

1 109 14/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: