Tác giả Lưu Quang Vũ - Cuộc đời và sự nghiệp
Bài viết Tác giả Lưu Quang Vũ - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ.
Tác giả Lưu Quang Vũ - Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Lưu Quang Vũ
- Ngày sinh: 1948 – 1988
- Quê quán: ông sinh ra ở Phú Thọ
- Gia đình: là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
- Cuộc đời:
+ Năm 1954, gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội.
+ Năm 1965 đến 1970, ông nhập ngũ và gia nhập Quân chủng phòng không – không quân.
+ Năm 1970 – 1978, ông xuất ngũ là làm nhiều nghề để kiếm sống: làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp phích,...
+ Năm 1978 – 1988, ông làm biên tập viên “Tạp chí sân khấu”.
+ Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lưu Quang Vũ
- Ông để lại di sản văn học đồ sộ gồm kịch, thơ và tiểu luận, với các tác phẩm như Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Hương cây, Tôi và chúng ta, Sống mãi tuổi 17, Nàng Xita, Ngọc Hân công chúa,...
- Lưu Quang Vũ là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, và cũng là nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu năm 2000.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Đổi tên cho xã
a. Thể loại
- Văn bản thuộc thể loại: hài kịch.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh
- Văn bản trích từ vở kịch Bệnh sĩ, trong Tuyển tập kịch, NXB Sân khấu Hà Nội, 1994.
c. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
d. Bố cục văn bản Đổi tên cho xã
- Phần 1 (Từ đầu đến…tiếng trống ngừng): Bối cảnh diễn ra cuộc họp.
- Phần 2 (tiếp theo đến…anh Văn Sửu và Ông Thìn): tuyên bố, phong các chức danh mới cho từng người trong xã.
- Phần 3 (phần còn lại): Tiếng cười của truyện.
e. Giá trị nội dung
- Văn bản đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện. Qua đó, phản ảnh thực trạng xảy ra ở nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức,…
g. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng từ ngữ giản đơn, gần gũi với người đọc, người xem giúp thể hiện yếu tố hài hước và nội dung vở kịch trọn vẹn.
3.2. Thuyền trưởng tàu viễn dương
a. Thể loại: Hài kịch
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- In trong Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại, Hội Văn học Nghệ thuật Đà Nẵng, 1989.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản Thuyền trưởng tàu viễn dương có phương thức biểu đạt là tự sự.
d. Bố cục Thuyền trưởng tàu viễn dương
Gồm: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “không cần” - Cuộc gặp gỡ trên “chiếc tàu viễn dương”.
+ Phần 2: Còn lại – Sự thật trên “chiếc tàu viễn dương”.
e. Tóm tắt Thuyền trưởng tàu viễn dương
Ông Toàn Nha, Chủ tịch xã kiêm Chủ nhiệm hợp tác xã Cà Hạ, vì háo danh mà phát động một cuộc “thay trời đổi đất, sắp đặt giang sơn”, mong biến xã nhà thành một biểu tượng của phong trào đổi mới nông thôn, mặc dù về trình độ văn hóa, ông mới chỉ “học hết lớp 4”. Với sự tham mưu của thư kí Văn Sửu, ông cho tiến hành một loạt “cải cách” như: đổi tên cho xã (xã “Cà Hạ” thành xã “Hùng Tâm”); đổi tên các phòng, ban dưới quyền mình thành các “Trung tâm…”; lấy sản xuất pháo nổ, thu mua lông vịt xuất khẩu… làm trọng điểm phát triển kinh tế xã; coi trọng việc báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong các hội nghị, lễ tổng kết hơn phát triển thực lực của địa phương. Hưng, một anh thợ lái tàu đường sông, người yêu của cô Nhàn, con gái ông Toàn Nha, có chuyến về quê đúng dịp ở địa phương tổ chức lễ tổng kết phong trào đổi mới do ông Toàn Nha chủ trì. Theo lời khuyên của người chú, anh bất đắc dĩ phải nói dối mình là một thuyền trưởng tàu viễn dương để xuất hiện như một khách mời làm sang cho buổi lễ, nhằm mong được ông Toàn Nha chấp nhận là con rể. Nhưng vì tự trọng, Hưng bỏ dở “vai diễn”, định lái tàu bỏ trốn. Một vụ cháy nổ lớn xảy ra tại trụ sở Uỷ ban xã, do thuốc pháo không được bảo quản đúng cách, gây nên cảnh náo loạn. Bị bỏng nặng, phải đi cấp cứu bằng đường sông trên chiếc tàu chở phân đạm của Hưng, ông Toàn nha vẫn mơ màng, hãnh diện rằng ông đang được chở đi trên chuyến “tàu viễn dương” (tàu đi lại trên các vùng biển xa) do chàng rể tương lai – một vị thuyền trưởng dạn dày với hành trình trên các đại dương – điều khiển.
g. Giá trị nội dung
- Văn bản phê phán những người mắc bệnh sĩ vì háo danh mà phát động cuộc thay trời đổi đất dù ông chỉ học hết lớp 4, khoe khoang người con rể tương lai đóng giả thuyền trưởng tàu viễn dương… Ông làm mọi việc để có thể thể hiện bản thân, nâng cao tên tuổi của mình mà bất chấp thật giả, thậm chí có thể hại người khác.
h. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng ngôn từ mang tính châm biếm.
- Miêu tả rõ nét tính cách của nhân vật.
- Tình huống truyện vừa mỉa mai, vừa hài hước, thể hiện nét châm biếm của tác giả.
3.3. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
a. Thể loại
- Văn bản thuộc thể loại: bi kịch.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Viết 1981, được công diễn 1984
- Vở kịch được hư cấu 1 cách sáng tạo từ 1 cốt truyện dân gian với nhiều sáng tạo.
c. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
d. Bố cục văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
- Phần 1: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
- Phần 2: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân.
- Phần 3: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.
- Phần 4: Màn kết.
e. Tóm tắt Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
Tác phẩm "Tôi muốn được là tôi vẹn toàn" của Lưu Quang Vũ đã thu hút được sự quan tâm của công chúng và mang lại nhiều giá trị nhân văn. Câu chuyện kể về Trương Ba, một người đàn ông bị chết oan vì sai lầm của người khác. Hồn của ông được Đế Thích đưa vào xác một người mới chết, nhưng ông lại không chấp nhận việc mình bị kiểm soát bởi xác. Sau nhiều cuộc đấu tranh giữa hồn và xác, Trương Ba nhận ra tầm quan trọng của việc sống trọn vẹn và đúng với bản thân, và mong muốn được sống tự do để theo đuổi đam mê và giá trị của mình. Cuối cùng, ông từ chối đề nghị nhập vào xác của một người khác và yêu cầu Đế Thích để cho người đó sống lại. Tác phẩm này gửi gắm thông điệp về sự quý giá của việc sống đúng với bản thân và đam mê của mỗi người, và chỉ khi ta sống đúng với quy luật của tự nhiên, thì cuộc đời mới thật sự có ý nghĩa.
g. Giá trị nội dung
- Phản ánh cuộc đấu tranh để vượt lên, chiến thắng cái xấu, bảo vệ nhân cách; phản ánh cuộc đấu tranh muôn đời giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn.
- Phản ánh nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội đương thời.
- Đem đến nhiều bài học nhân sinh.
- Giàu giá trị nhân văn, giá trị hiện thực, tính thời sự nóng bỏng.
h. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng tình huống, mâu thuẫn xung đột đặc sắc.
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật tài hoa: tính cách nhân vật được đặc tả qua hành động, thái độ, suy nghĩ, tình cảm….
- Ngôn ngữ kịch hiện đại, giàu hơi thở cuộc sống, sử dụng thành công và linh hoạt ngôn ngữ sinh hoạt
- Kết hợp tài hoa yếu tố truyền thống và hiện đại (cốt truyện, kiểu nhân vật, tư tưởng, quan niệm, ngôn ngữ…)
3.4. Tiếng Việt
a. Thể loại
- Tác phẩm Tiếng Việt thuộc thể loại: thơ 8 chữ.
b. Xuất xứ
- Bài thơ Tiếng Việt được in trong tập thơ Mây trắng của đời tôi.
- In trong Thơ Việt Nam, 1945 – 1985, NXB Giáo dục, 1987, tr297 – 299.
c. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
d. Bố cục Tiếng Việt
- Phần 1 (Từ đầu… tiếng Việt như rừng): Bốn khổ thơ đầu nói về những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.
- Phần 2 (Chưa chữ viết… những con đường): Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.
- Phần 3 (Một đảo nhỏ… dân tộc Việt): Súc mạnh trường tồn và sự lan tỏa của tiếng Việt
- Phần 4 (Còn lại): Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.
e. Giá trị nội dung
- Bài thơ Tiếng Việt Lưu Quang Vũ được viết bằng cái tình đậm đà và thắm thiết và cũng chứa đựng đầy nét nhân ái của con người Việt Nam. Tuy viết về tiếng Việt nhưng nhà thơ đã không bắt đầu bằng những khái niệm trừu tượng mà đó chính là những hình ảnh giản dị và thân thuộc. Đó là những câu thơ giàu sức gợi để con người ta có thể cảm nhận được cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Bởi chính cuộc sống ấy đã hình thành và nuôi dưỡng tiếng nói của dân tộc. Đó cũng chính là lý do nhà thơ đã gợi lên một không gian làng quê thân thuộc và dấu yêu. Và mọi mặt của cuộc sống đều góp phần tạo nên hồn cốt của tiếng Việt. Đó là cái hay của tiếng dân tộc mình.
f. Giá trị nghệ thuật
- Với thể thơ 8 chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt cùng những hình ảnh miêu tả sinh động, hấp dẫn đã tạo nên sự thành công của bài thơ.
3.5. Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man
a. Thể loại
- Tác phẩm Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man thuộc thể loại: bi kịch
b. Xuất xứ
- In trong Nàng Si-ta, Lưu Quang Vũ, NXB Trẻ, 2018.
c. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm
d. Bố cục Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man
- Phần 1 (VII): Sita nói chuyện với Ha-nu-man.
- Phần 2 (VIII): Vua Pơ-liêm nói chuyện với vợ thông qua Thần Khỉ Ha-nu-man.
e. Tóm tắt Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man
Đoạn trích Pơ-liêm, Quỷ Riếp và Ha-nu-man nằm ở phần cuối của truyện, xoay quanh những diễn biến tâm lý của những nhân vật chính sau khi tấm màn bí mật đã được hé mở. Qua đó, tác phẩm đề cao tình yêu chung thủy, lòng dũng cảm và sự nghi ngờ luôn được chôn chặt phía sau mỗi người.
f. Giá trị nội dung
- Văn bản khắc họa mâu thuẫn giữa tình yêu và nghi ngờ: Si-ta yêu Pơ-lem nhưng lại bị anh nghi ngờ, không tin tưởng. Si-ta là nhân vật bi kịch nàng là một người phụ nữ tốt đẹp, yêu thương chồng nhưng lại phải chịu đựng sự nghi ngờ và oan ức.
- Tác phẩm đem lại giá trị nội dung to lớn, lay động trái tim của nhiều thế hệ người đọc, người xem, khẳng định sức sống mãnh liệt của những giá trị nhân văn cao đẹp.
g. Giá trị nghệ thuật
- Mâu thuẫn bi kịch gay gắt, không thể giải quyết.
- Tình huống truyện cao trào.
3.6. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
a. Thể loại
- Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt thuộc thể loại: kịch.
b. Xuất xứ
- Trích trong Tuyển tập kịch Lưu Quang Vũ, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1994, in trong Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr 205 – 215.
c. Hoàn cảnh sáng tác
- Được viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong số những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.
- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch
d. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
e. Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề hồn Trương Ba da hàng thịt là một hình tượng nghệ thuật phản ánh một hiện thực cuộc sống con người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, không được sống đích thực là chính mình. Nhan đề còn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc: Đó là sự cảnh tỉnh con người khi không làm chủ được hoàn cảnh, không làm chủ được bản thân để lối sống dung tục tầm thường lấn át lối sống thanh cao trong sáng, để thể xác sai khiến linh hồn, để những ham muốn bản năng thấp kém làm cho nhân cách lệch lạc, nhoà mờ khiến tâm hồn và thể xác không còn là một thể hài hoà thống nhất.
f. Bố cục Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Phần 1: Lớp 1: Xác Hàng Thịt cố gắng thuyết phục Hồn Trương Ba về sức mạnh ghê gớm của mình và khuyên Hồn Trương Ba sống hoà hợp với thể xác. Hồn Trương Ba tỏ ra khinh bỉ, kiên quyết phủ định và muốn bảo vệ sự nguyên vẹn, cao khiết, thẳng thắn của mình.
- Phần 2: Lớp 2: Vợ Trương Ba muốn ra đi vì nhận ra chồng mình đã đổi khác. Trương Ba vô cùng đau khổ.
- Phần 3: Lớp 3: Cái Gái không thừa nhận Hồn Trương Ba là ông nội của mình, tỏ ra căm ghét và xua đuổi Trương Ba. Trương Ba vô cùng đau khổ.
- Phần 4: Lớp 4: Chị con dâu tuy tỏ ra thương cảm cho tình cảnh của Hồn Trương Ba, nhưng thú nhận ông đã không còn là Trương Ba ngày xưa. Trương Ba vô cùng đau khổ.
- Phần 5: Lớp 5: Hồn Trương Ba đề nghị Đế Thích được thoát khỏi thân xác của hàng thịt. Đế Thích đề nghị Hồn Trương Ba nhập vào thể xác của cu Tị, nhưng Hồn Trương Ba không chịu, quyết định lựa chọn cái chết và trả lại thân xác cho hàng thịt.
g. Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Trương Ba bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đinh Trương Ba cũng thấy anh xa lạ...; bản thân Trương Ba thì khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo.
Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu, một số nhu cầu vốn không phải của chính bản thân mình. Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân của kẻ khác. Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận chết, để "không còn cái vật quái gở mang tên: Hồn Trương Ba da hàng thịt nữa.
h. Giá trị nội dung
- Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
i. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.
- Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.
- Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình hống, xung đột kịch phát triển.
- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)