Tác giả Xuân Ba - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Xuân Ba - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Xuân Ba.

1 18 13/01/2025


Tác giả Xuân Ba - Cuộc đời và sự nghiệp

Khúc tráng ca nhà giàn - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

1. Tiểu sử nhà văn Xuân Ba

- Tên khai sinh: Trịnh Huyên

- Ngày sinh: 1954

- Quê quán: tại Làng Lon Biện Thượng, Thanh Hóa (nay là thôn Việt Yên, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

- Cuộc đời:

+ Xuân Ba sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc.

+ Ông theo học khoa văn Đại học tổng hợp Hà Nội 1976.

+ Năm 1988, ông trở thành Hội viên hội Hội nhà văn Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Xuân Ba

- Các sáng tác của Xuân Ba đều mang hơi hướng độc diễn, mỗi một thể loại đều hằn chứa màu sắc, phong cách độc đáo của ông.

- Tác phẩm:

+ Mọi linh hồn đều được đưa tiễn (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1991);

+ Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt (Nhà xuất bản Văn Học, 1995);

+ Thời chưa xa người chưa cũ (Nhà xuất bản Văn học, 2004);

+ Khang khác mây thường (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2004);

+ Chuyện buồn kể muộn (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2005);

+ Một tuần nước Mỹ (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2006);

+ Ngọn cỏ gió vờn (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2013);

+ Những cự ly thương mến (Nhà xuất bản Thanh Niên Lưu trữ 2018-11-15 tại Wayback Machine, 2013);

+.Đêm dài lắm mộng (Nhà xuất bản Văn Học, 2014);

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Khúc tráng ca nhà giàn

Khúc tráng ca nhà giàn - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

a. Thể loại

- Tác phẩm Khúc tráng ca nhà giàn thuộc thể loại: phóng sự.

b. Xuất xứ

- In trong Tuyển tập phóng sự: Những cự li thương miến, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2013.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

d. Bố cục Khúc tráng ca nhà giàn

- Phần 1 (từ đầu đến “Những Đại Hùng”): Những cái nhìn của tác giá về khu vực Ba Kè.

- Phần 2 (tiếp theo đến “dập dềnh theo tàu hồi lâu”): Những cán bộ chiến sĩ phải hi sinh bởi sự dữ dội của biển cá.

- Phần 3 (tiếp theo đến “thứ năm nữa không thì chịu!”): Điểm khác nhau của ba thế hệ nhà giàn.

- Phần 4 (Phần còn lại): Niềm vui mừng, sự tự hào của tác giả về quân của tướng Nam.

e. Tóm tắt Khúc tráng ca nhà giàn

Văn bản viết về câu chuyện của tác giả, là một nhà báo có dịp đến thăm nhà giàn ở khu vực Ba Kè. Qua văn bản ta nhận ra những vẻ đẹp và giá trị ẩn náu đằng sau những hòn đảo chìm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên dữ dội đã đưa đến bao hi sinh, mất mát của các chiến sĩ nhà giàn. Qua đó, ngợi ca sự kiên cường, bền bỉ và không ngừng sáng tạo, phát triển để thiết kế nên những công trình vững chãi hơn của các chiến sĩ nhà giàn.

f. Giá trị nội dung

- Cho thấy sự thay đổi của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian.

- Ca ngợi sự hi sinh, cống hiến của những cán bộ chiến sĩ trước những khó khăn dữ dội của biển cả.

- Những đóng góp của con người, người lính thời bấy giờ với vai trò phát triển, nâng cao cuộc sống của con người trong thời điểm hiện tại.

g. Giá trị nghệ thuật

- Hư cấu hình ảnh gắn với hiện thực, sự thực.

- Kết cấu, nghệ thuật xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu lôi cuốn, giàu tính nhân văn.

- Khắc họa hình ảnh chân thực, giàu tính gợi hình, gợi cảm.

1 18 13/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: