Tác giả Nguyễn Dữ - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Dữ - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Dữ.

1 7,182 24/12/2023


Tác giả Nguyễn Dữ - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Nguyễn Dữ - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Dữ

- Ngày sinh: Nguyễn Dữ chưa rõ năm sinh năm mất

- Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hải Dương

- Gia đình: Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng. Con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu

- Thời đại: Là một danh sĩ thời Lê sơ, thời nhà Mạc. Ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. Tuy nhiên mối quan hệ giữa ba người (mà phần lớn từ nguồn dân gian lưu truyền trong nhiều thế kỷ nhưng thiếu chứng cứ lịch sử) ngày nay đang gặp phải sự bác bỏ của giới nghiên cứu văn học sử.

- Cuộc đời: Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó trải mấy năm dư, chân không bước đến thị thành. rồi mất tại Thanh Hóa.

Phần thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục, ở mỗi sách vẫn còn một vài điểm dị biệt.

Theo bản Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú in năm 1763, thì tên tác giả là Nguyễn Dư. Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu (bản in lần thứ nhất, 1944, trang 290), của Dương Quảng Hàm, đầu sách in là Nguyễn Dữ, song ở cuối sách, tác giả có đính chính lại là Nguyễn Dư. Theo Nguyễn Cẩm Xuyên tên tác giả Truyền kỳ mạn lục là Nguyễn Dư (阮 璵). Chữ 璵 thuộc bộ Ngọc vốn có nghĩa rất đẹp, là tên một loại ngọc quý; Từ nguyên tự điển đã chú cách đọc chữ này như sau: 璵 以 諸 切; 魚 韻 (DƯ: dĩ chư thiết, ngư vận). Vậy chữ này đọc là "Dư" chứ không đọc là "Dữ". Bản Truyền kỳ mạn lục do Nhà xuất bản Trẻ & Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP. HCM, in lại năm 1988 (tr. 239), sau khi nêu ra sai lầm này, Hà Mâu Nhai & GS. Hoàng Như Mai đã giải thích rằng: "Có lẽ do số đông chúng ta không để ý đến, cứ đọc mãi thành thói quen".

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Dữ

Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.

Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục, gồm 20 truyện và tiêu biểu trong đó 2 truyện được nhắc đến nhiều nhất gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Dữ là Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên và Chuyện người con gái Nam Xương.

3.1. Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên

Tác giả Nguyễn Dữ - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Phương thức biểu đạt: Văn bản Tản Viên từ Phán sự lục có phương thức biểu đạt là Tự sự, biểu cảm

b. Tóm tắt văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

Truyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng. Từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác quái. Tức giận, chàng châm lửa đốt để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn lên cơn sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ thần bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn, mách chàng về tung tích, tội ác tên hung thần và cách đối phó. Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị. Thổ thần được phục chức, lính đưa Tử Văn về trần gian. Sau đó, Thổ thần tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên để tạ ơn.

c. Bố cục văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

Tản Viên từ Phán sự lục có bố cục gồm 4 phần:

- Phần 1 từ đầu …không cần gì cả: việc Tử Văn đốt đền.

- Phần 2 tiếp theo …khó lòng thoát nạn: kể về Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.

- Phần 3 tiếp theo …sai lính đưa Tử Văn về: vụ Tử Văn thắng kiện.

- Phần 4 còn lại: Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

d. Giá trị nội dung văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

- Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, của Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ chính trực của Đất Việt; từ đó , thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà của tác giả.

e. Giá trị nghệ thuật văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

- Truyện chưa yếu tố kì ảo

- Kết hợp chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…

– Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.

– Cách dẫn truyện lôi cuốn, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

– Nhân vật được xây dựng sắc xảo, rõ nét

3.2. Chuyện người con gái Nam Xương

a. Bố cục tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Gồm 3 đoạn

- Đoạn 1:… của mình: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.

- Đoạn 2: … qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.

- Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Phan Lang trong đội Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.

b. Tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Vũ Nương là người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Điều ấy khiến cho Trương Sinh - một chàng trai trong làng yêu mến, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong cuộc sống vợ chồng, biết chồng là một người hay ghen, nàng luôn sống giữ gìn khuôn phép để gia đình hòa thuận. Vậy mà chồng nàng, sau khi đi lính chỉ vì một lời ngây thơ của con trẻ, chưa làm rõ đầu đuôi câu chuyện đã giở thói ghen tuông. Dù Vũ Nương hết lòng giải thích nhưng vẫn vô dụng. Nàng quyết định tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau này, khi đã hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận thì cũng đã muộn. Chàng cho người lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương:

Phương thức biểu đạt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là Tự sự

d. Thể loại:

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương thuộc thể loại Truyện truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền). Viết bằng chữ Hán.

e. Ngôi kể:

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được kể Ngôi thứ 3

f. Giá trị nội dung tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương:

Tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc

- Giá trị hiện thực:

+ Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh).

+ Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc, phải tìm đến cái chết để kết thúc bi kịch.

+ Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân rơi vào cảnh bế tắc.

- Giá trị nhân đạo:

+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương: thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung với chồng.

+ Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương:

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chính chi tiết này đã tạo nên tính bất ngờ đồng thời cũng tăng thêm tính bi kịch cho chuyện

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.

- Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm

1 7,182 24/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: