Tác giả Đặng Trần Côn - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Đặng Trần Côn - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Đặng Trần Côn.

1 118 19/12/2024


Tác giả Đặng Trần Côn - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Đặng Trần Côn - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Đặng Trần Côn

- Ngày sinh: 1710? – 1745?

- Quê quán: làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Thời đại: Ông sống vào khoảng nửa dầu thế kỉ XVIII.

- Cuộc đời:

+ Ông thông minh, hiếu học, gặp lúc Chúa Trịnh đang cấm nhân dân Thăng Long không được để đèn sáng hoặc đốt lửa ban đêm nên ông đào hầm dưới đất đốt đèn để học.

+ Ông thi đỗ Hương Cống, rồi làm tri huyện Thanh Oai (Hà Đông) sau thăng “Chiến khánh ngự sử đài” không bao lâu thì mất.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Đặng Trần Côn

- Sáng tác: Ngoài sáng tác chính là tác phẩm Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.

- Sự nghiệp:

Đầu thời Cảnh Hưng (1740 – 1786), ông được làm Huấn đạo một huyện, sau được đặt tên là Tri huyện Tri huyện Thanh Oai, thành phố Sơn Tây.

Cho đến cuối đời ông chỉ làm đến chức Ngự sử đài Chiếu khám sau đó nghỉ hưu và dạy học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỷ ở làng Hạ Đình.

- Tác phẩm:

Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 - Cánh diều (ảnh 1)

a. Thể loại

- Văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ thuộc thể loại song thất lục bát.

b. Xuất xứ

- Đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

c. Hoàn cảnh sáng tác

Đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình phải cất quân đánh giặc. Trai tráng phải đi ra trận. Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là với người vợ lính, Đặng Trần Côn đã viết “Chinh phụ ngâm”.

d. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

e. Ý nghĩa nhan đề

Hoàn cảnh lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.

f. Bố cục Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ.

- Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa.

g. Giá trị nội dung

- Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

h. Giá trị nghệ thuật

- Miêu tả tâm lí nhân vật: tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm…

- Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ…

1 118 19/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: