Tác giả Trần Bảo Định - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Trần Bảo Định - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Trần Bảo Định.

1 2713 lượt xem


Tác giả Trần Bảo Định - Cuộc đời và sự nghiệp

Lời má năm xưa - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định

- Ngày sinh: Sinh năm 1944

- Quê quán: An Vĩnh Ngãi, Tân An, Long An

- Cuộc đời: Cựu sinh viên Văn khoa - Đại học Đà Lạt

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Trần Bảo Định

- Các tác phẩm chính

+ Ngao du sơn thủy, thơ, 2012

+ Thầy tôi, thơ, 2013

+ Mẹ, tiếng lòng, thơ, 2013

+ Vợ tôi, thơ, 2014

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Lời má năm xưa

Tác giả Trần Bảo Định - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Truyện ngắn

b. Xuất xứ: Trích Tương hợp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái, in trong Thương những ngày…,

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự

d. Tóm tắt tác phẩm Lời má năm xưa

Câu chuyện kể lại thời tuổi thơ của nhân vật tôi khi vô tình dùng ná thun để bắn con chim chài. Sau khi bị má mắng và giải thích nhân vật tôi đã hiểu ra và đem chú chim về chăm sóc cho đến khi lành bệnh.

e. Bố cục tác phẩm Lời má năm xưa: 2 phần

- Đoạn 1: Từ đầu đến “cớ sự từ cái rình theo cuộc”: Nhân vật tôi cùng bạn bè dùng ná thun bắn con chim chài

- Đoạn 2: Còn lại: Nhân vật tôi hiểu ra và sửa chữa lỗi lầm

g. Giá trị nội dung tác phẩm Lời má năm xưa

- Thể hiện tình yêu thương các loài vật nhỏ bé.

- Sự hiểu biết về thể giới tự nhiên muôn màu, muôn vẻ

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lời má năm xưa

- Tình huống truyện độc đáo hấp dẫn

- Ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc Nam Bộ

3.2. Xà bông con vịt

Tác giả Trần Bảo Định - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại Truyện kí

b. Phương thức biểu đạt

- Văn bản có phương thức biểu đạt chính là: tự sự.

c. Xuất xứ

- In trong Dấu thời gian khát vọng của người xưa, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022).

d. Bố cục

4 phần:

+ Phần 1: Đoạn 1 – Giới thiệu về Cai Tuất và tài năng của ông.

+ Phần 2: Đoạn 2 – Câu chuyện về xà bông hiệu “Con vịt”.

+ Phần 3: Đoạn 3 – Quá trình và chất lượng của xà bông “con vịt”.

+ Phần 4: Đoạn 4 – Tình cảm dành cho xà bông “con vịt”.

e. Tóm tắt

Truyện kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Vợ của ông không biết ông có thực sự có tấm lòng với nước không, hay chỉ nghĩ đến bản thân. Nhưng bà đã cùng với vợ điền chủ Dương vẫn đi mua dừa khô từ nhiều nơi về để làm xà bông. Ông Tuất đã di dời những ngôi mộ xung quanh đấy để có thể làm cơ sở sản xuất xung quanh. Cơ sở đã tạo nên công việc cho nhiều người và không khí cuộc sống trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn. Ông gặp được điền chủ Dương, nghe ông tâm sự về việc mình mở nhà máy xay xát gạo, rồi bán hết vườn tược cho một người là Trần Bá Thọ. Khi mình làm chủ có thể tạo công ăn việc làm, sản phẩm cho người Việt, còn khi điền chủ giàu thì dân chúng lại bị bóc lột khổ cực. Cả hai ông đều không chịu nổi sự ràng buộc của thực dân Pháp mà đứng lên mở ra một con đường mới cho người Việt lúc bấy giờ. Rồi ngày có càng nhiều người Việt đứng lên mở xưởng càng cho thấy sự phát triển của các sản phẩm Việt. Khi những mẻ xà bông đầu tiên của Cai Tuất ra lò, mọi người và cả ông đều hết sức là vui mừng. Ông còn được Trần Chánh Chiêu khen ngợi trước sản phẩm mà ông làm ra và ông hứa mình sẽ đưa sản phẩm ngày càng phát triển hơn. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi. Trước sự việc đó, ông Tuất như chết lặng, ngậm ngùi nhìn những xưởng sản xuất của mình. Nhưng ông quyết không cho bọn Pháp lấy những sản phẩm của người Việt đi, mà ông đã châm lửa đốt cả xưởng sản xuất của mình đi. Ông Tuất cũng như những người đại diện cho những con người yêu nước bấy giờ thà mất tất cả, chứ quyết không bán cho bọn thực dân Pháp.

g. Giá trị nội dung

- Văn bản đề cập việc Cai Tuất cùng một số nhân sĩ yêu nước mở xưởng sản xuất bông “Con vịt” để người Việt có thể dùng đồ Việt, nhưng bị thực dân Pháp đàn áp. Văn bản đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước của Cai Tuất, thà đốt xưởng xà bông chứ không để rơi vào tay thực dân Pháp.

h. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong việc thể hiện tính cách của nhân vật.

- Ngôn ngữ mạch lạc, logic.

1 2713 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: