Tác giả Huỳnh Như Phương - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Huỳnh Như Phương - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Huỳnh Như Phương.

1 8,471 24/12/2023


Tác giả Huỳnh Như Phương - Cuộc đời và sự nghiệp

Hãy cầm lấy và đọc - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Huỳnh Như Phương

- Ngày sinh: sinh năm 1955

- Quê quán: Quảng Ngãi

- Cuộc đời:

+ GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.

+ Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Huỳnh Như Phương

- Phong cách: Không rộn ràng khái niệm, không rộn ràng thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương chinh phục người đọc bằng những nhận định sắc bén nhưng điềm đạm với một kiểu văn phong mềm mại nhưng quả quyết.

- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019)...

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Hãy cầm lấy và đọc

Hãy cầm lấy và đọc - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Truyện ngắn

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc(2016)

c. Phương thức biểu đạt: nghị luận

d. Tóm tắt tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- “Hãy cầm lấy và đọc’ là một cuốn sách ý nghĩa, lời nhắn gửi yêu thương của ba và thầy cô gửi đến giới trẻ. Tác giả đã lập luận để đưa ra vai trò của sách trong cuộc sống, cũng nư những cách khắc phục của viêc sa sút văn hóa đọc

e. Bố cục tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- Phần 1 Từ đầu…của thời trung đại : nguồn gốc của tư tưởng “ hãy cầm lấy và đọc”

- Phần 2 Tiếp theo…như Hơ-bơt Mác kiêu dơ đã nói: lập luận về vai trò của sách

- Phần 3 Còn lại: sách trong thời hiện đại và biện pháp khắc phục của sa sút văn hóa đọc

g. Giá trị nội dung tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- Khẳng định vai trò của những trang sách trong cuộc sống

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- Cách lập luận sắc bén

- Đưa ra câu chuyện kết nối

- Đưa ra dẫn chứng thuyết phục

3.2. Người ngồi đợi trước hiên nhà

Người ngồi đợi trước hiên nhà - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

a. Thể loại: Tản văn

b. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

c. Tóm tắt tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà

Nhân vật chính trong văn bản là dì Bảy, người phụ nữ với số phận bất hạnh khi có chồng đi tập kết ra Bắc. Vợ chồng dì bảy mới lấy nhau vỏn vẹn có một tháng. Dì kiên nhẫn chờ chồng mình suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung động trước bất kì ai. Dì Bảy là đại diện cho vẻ đẹp của những người phụ nữ tần tảo, hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình cho đọc lập và tự do của dân tộc.

d. Bố cục tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà

Chia văn bản làm 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.

- Đoạn 3: còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì

e. Giá trị nội dung tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà

- Phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác.

- Ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà

- Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc.

- Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động.

1 8,471 24/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: