Tác giả Lưu Quang Thuận - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lưu Quang Thuận - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Thuận.

1 192 14/12/2024


Tác giả Lưu Quang Thuận - Cuộc đời và sự nghiệp

Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

1. Tiểu sử nhà văn Lưu Quang Thuận

- Ngày sinh: 14 tháng 7 năm 1921 – 21 tháng 2 năm 1981

- Quê quán: tạiĐà Nẵng

- Gia đình:là cha của nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ

- Cuộc đời: là nhà soạn kịch, nhà thơ Việt Nam. Trước năm 1945, ông có một số bài thơ đăng báo tại Sài Gòn, Hà Nội và kịch bản đầu tay Chu Du đại chiến Uất Trì (1941) được dàn dựng, biểu diễn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam thời kỳ đó. Ông tham gia hoạt động Việt Minh từ năm 1946, sáng lập Nhà xuất bản Hoa Lư, sáng lập và làm chủ nhiệm Tạp chí Sân khấu (số đầu tiên ra ngày 20 tháng 11 năm 1946) và là Giám đốc Việt Nam thư ấn cục của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại chiến khu Việt Bắc. Năm 1948 ông gia nhập quân đội và hoạt động trong Đoàn kịch Chiến thắng cho đến khi chuyển về Đoàn văn công Nhân dân Trung ương năm 1951. Từ năm 1954 đến 1964 làm việc tại Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, Báo Văn nghệ. Từ 1965 cho đến khi mất, ông làm nghiệp vụ tác gia tại Nhà hát chèo Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lưu Quang Thuận

- Tác phẩm tiêu biểu: Lê Lai đổi áo (kịch thơ, 1943); Kiều Công Tiễn (kịch thơ, 1945); Mối tình Điện Biên (chèo, 1959); Cành đào ra trận (chèo, 1968); Nàng Si-ta (viết chung với con trai ông - Lưu Quang Vũ, 1978) ;...

- Thành tựu nghệ thuật: Các tác phẩm sân khấu và thơ của Lưu Quang Thuận thấm đượm tình yêu non sông, nòi giống, lòng tự hào dân tộc và tinh thần chống ngoại xâm. Giới chuyên môn đánh giá hai tác phẩm chèo Tấm CámMối tình Điện biên của ông là những mốc son trong nghệ thuật chèo hiện đại Việt Nam. Không những được rất nhiều đoàn chèo dàn dựng, vở chèo Tấm Cám còn được chuyển thể thành phim. Sự nghiệp sáng tác kịch bản sân khấu của ông đã được ghi nhận bằng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

a. Thể loại

- Tác phẩm Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man thuộc thể loại: bi kịch

b. Xuất xứ

- In trong Nàng Si-ta, Lưu Quang Vũ, NXB Trẻ, 2018.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm

d. Bố cục Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

- Phần 1 (VII): Sita nói chuyện với Ha-nu-man.

- Phần 2 (VIII): Vua Pơ-liêm nói chuyện với vợ thông qua Thần Khỉ Ha-nu-man.

e. Tóm tắt Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

Đoạn trích Pơ-liêm, Quỷ Riếp và Ha-nu-man nằm ở phần cuối của truyện, xoay quanh những diễn biến tâm lý của những nhân vật chính sau khi tấm màn bí mật đã được hé mở. Qua đó, tác phẩm đề cao tình yêu chung thủy, lòng dũng cảm và sự nghi ngờ luôn được chôn chặt phía sau mỗi người.

f. Giá trị nội dung

- Văn bản khắc họa mâu thuẫn giữa tình yêu và nghi ngờ: Si-ta yêu Pơ-lem nhưng lại bị anh nghi ngờ, không tin tưởng. Si-ta là nhân vật bi kịch nàng là một người phụ nữ tốt đẹp, yêu thương chồng nhưng lại phải chịu đựng sự nghi ngờ và oan ức.

- Tác phẩm đem lại giá trị nội dung to lớn, lay động trái tim của nhiều thế hệ người đọc, người xem, khẳng định sức sống mãnh liệt của những giá trị nhân văn cao đẹp.

g. Giá trị nghệ thuật

- Mâu thuẫn bi kịch gay gắt, không thể giải quyết.

- Tình huống truyện cao trào.

1 192 14/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: