Tác giả Vi Huyền Đắc - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Vi Huyền Đắc - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Vi Huyền Đắc.

1 13 20/12/2024


Tác giả Vi Huyền Đắc - Cuộc đời và sự nghiệp

Đình công và nổi dậy - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

1. Tiểu sử nhà văn Vi Huyền Đắc

- Bút hiệu Giới Chi

- Ngày sinh: sinh ngày 18 tháng 12 năm 1899, mất ngày 16 tháng 8 năm 1976

- Quê quán: làng Trà Cổ, tỉnh Hải Ninh, nay là phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

- Gia đình: Cha ông làm thầu khoán, mộ phu làm đường, làm mỏ và có một đội thuyền vận tải riêng hoạt động ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Mẹ ông là cháu ngoại Tiến sĩ Hán học Nguyễn Tư Giản (1823 -1890).

- Cuộc đời:

Thuở nhỏ Vi Huyền Đắc học chữ Hán, sau đó chuyển sang học chữ Quốc ngữ. Sau khi tốt nghiệp Thành Chung ở Hải Phòng, ông thi vào trường Mỹ nghệ Hà Nội nhưng sau đấy lại vào Sài Gòn làm lái xe và bắt đầu viết một số bài báo có xu hướng tiến bộ.

Cha mất, Vi Huyền Đắc trở ra Hải Phòng kế thừa cơ nghiệp để lại, nhưng do việc kinh doanh không hiệu quả nên ông phải bán dần tài sản để sinh sống. Ở đây, ông bắt đầu viết kịch và mở nhà in Thái Dương văn khố trên phố Cầu Đất (Hải Phòng) để xuất bản tác phẩm của mình và bạn bè.

Năm 1927, ông cho ra mắt tác phẩm kịch đầu tay: Uyên ương.

Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), ông tản cư về dạy học ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Năm 1954, ông lại vào Nam (ở Gia Định), tiếp tục sáng tác và từng là Phó chủ tịch hội Văn bút Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Vi Huyền Đắc

- Kịch bản sáng tác

  • Uyên ương (Thái Dương văn khố xuất bản, 1927. Đã diễn 4 lần tại Nhà hát Tây Hà Nội và nhiều tỉnh trên đất Bắc)
  • Hoàng Mộng Điệp (Thái Dương văn khố xuất bản, 1928. Diễn lần đầu tại nhà Nhạc hội Hà Nội năm 1930)
  • Hai tối tân hôn (Thái Dương văn khố xuất bản, 1929)
  • Cô đầu Yến (Thái Dương văn khố xuất bản, 1930)
  • Cô đốc Minh (Thái Dương văn khố xuất bản, 1931)
  • Nghệ sĩ hồn (1932)
  • Kinh Kha (đăng báo Phong Hóa từ số 134-138 năm 1935)
  • Trường hận và Samurai (Giải thưởng của viện Hàn lâm Nice, Pháp 1936 - 1937)
  • Ông Ký Cóp (1937, diễn lần đầu tại Nhà hát Lớn Hải Phòng tối ngày 15 tháng 10 năm 1938, diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối ngày 19 tháng 11 năm 1938)
  • Eternels Regrets (viết bằng tiếng Pháp, Thái Dương văn khố xuất bản, 1938)
  • Kim tiền (Đăng trên báo Ngày Nay, từ số 99 đến 107, diễn lần đầu tại Nhà hát Tây Hải Phòng năm 1938)
  • Giê Su, đấng cứu thế (1942)
  • Lệ Chi Viên (1943)
  • Khóc lên tiếng cười (1943)
  • Từ Hi Thái hậu (1954)
  • Thành Cát Tư Hãn (1955)

- Kịch bản phóng tác văn học nước ngoài

  • Cá nước chim trời(nguyên tác của Đinh Tây Lan)
  • Láng giềng (nguyên tác của Hoàng Tự Thôn)
  • Khổng Tử can đạo chích (nguyên tác của Từ Vu)

- Kịch bản dịch

  • Mạc Tin (bản dịch vở Martine của J.J Bernard), Đời Nay xb, Hà Nội, 1936.

- Truyện dịch từ Trung Văn

  • Cô gái điên (nguyên tác của Từ Vu)
  • Người bạn lòng(nguyên tác của Tuấn Nhân)
  • Gái thời loạn (nguyên tác của Vũ Văn Hoa)
  • Ánh đèn (nguyên tác của Từ Vu)
  • Trên hòn hải đảo (nguyên tác của Quách Tự Phần)
  • Bóng chim tăm cá (nguyên tác của Chu Xuân Đăng)
  • Anh hùng tay bánh (nguyên tác của Lý Phi Mông)
  • Ba đóa hoa (nguyên tác của Quỳnh Dao)
  • Tấn bi kịch trong đình viên (nguyên tác của Lâm Ngữ Đường)
  • Khúc ca mùa thu (nguyên tác của Lâm Ngữ Đường)
  • Một gia đình (nguyên tác của Từ Vu, 1957)
  • Người đi (nguyên tác là Marins của M. Pagnol), Tử sách Thanh niên, 1963.

- Biên khảo

  • Máy hơi nổ (1956)
  • Việt tự (1929)
  • Bạch hạc đình (1944)
  • Khóc lên tiếng cười (1945)
  • Vở kịch hay nhất (1955)
  • Nhà có Phúc (1956)...

- Năm 1971, ông được trao Giải thưởng Văn Học Nghệ thuật Toàn Quốc, do Tổng thống VNCH bang lập.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Đình công và nổi dậy

Đình công và nổi dậy - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

a. Thể loại

- Tác phẩm Đình công và nổi dậy thuộc thể loại: bi kịch.

b. Xuất xứ

- In trong Tổng hợp văn học Việt Nam, tập 24, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

d. Bố cục Đình công và nổi dậy

- Phần 1 (từ đầu đến...mình đừng ngại): nguyên do xảy đến cuộc mâu thuẫn giữa gia đình ông chung và những người lao động.

- Phần 2 (đoạn còn lại): kết cục của sự việc.

e. Tóm tắt Đình công và nổi dậy

Câu chuyện xoay quanh sự việc những người lao động chân chính nổi loại, đình công vì gia đình ông Chung bóc lột quá sức, tuy nhiên cái kết họ nhận lại thật bi thảm. Hàng loạt hành động của gia đình ông Chung làm khiến họ căm phẫn, tức giận, thay vì cam chịu, họ đã anh dũng, đứng lên nổi dậy đòi công bằng cho cuộc sống của chính họ.

f. Giá trị nội dung

- Văn bản Đình công và nổi dậy kể về sự việc nhân dân lao động đình công vì gia đình Ông Chung bóc lột quá sức, cuối cùng nhận kết cục bi thảm. Qua đó ca ngợi lòng dũng cảm và phẩm chất ngời sáng của những con người đấu tranh vì lẽ phải, trở thành biểu tượng của sự tự do, để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng khó phai về một thời kì biến động đầu thế kỉ XX.

g. Giá trị nghệ thuật

- Bối cảnh và tình huống truyện căng thẳng.

- Nghệ thuật xây dựng diễn biến xung đột đặc sắc.

1 13 20/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: