Tác giả Chính Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Chính Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Chính Hữu.

1 2,710 25/12/2023


Tác giả Chính Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Chính Hữu

- Tên thật là Trần Đình Đắc, bút danh Chính Hữu

- Ngày sinh: 1926-2007

- Quê quán: huyện Can Lộc, tình Hà Tĩnh

- Cuộc đời:

+ Năm 1946, Chính Hữu gia nhập Trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

⇒ Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp

+ Sống và hoạt động trong thời điểm đất nước đang trải qua cuộc chiến đấu trường kì để bảo vệ chủ quyền, độc lập, Chính Hữu có ý thức hướng ngòi bút của mình vào hiện thực chiến tranh.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Chính Hữu

- Quá trình sáng tác:

+ Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ năm 1947

+ Đề tài chủ yếu trong các sáng tác tác của Chính Hữu là đề tài chiến tranh và người lính

+ Tác phẩm chính làm nên tên tuồi của Chính Hữu là tập thơ Đầu súng trăng treo (1966). Ngoài ra các tác phẩm của ông còn có Thơ Chính Hữu (1997),...

- Phong cách sáng tác: Những sáng tác của ông không nhiều nhưng phần lớn là những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân với cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, đặc sắc ⇒ Làm nên một nhà thơ với phong cách bình dị.

- Tác phẩm:

  • Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966), 24 bài
  • Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1977)
  • Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1988)

Ngoài bài thơ "Đồng chí" được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc, một số bài thơ khác của ông cũng là nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ khác sáng tác các bài hát nổi tiếng như bài "Ngọn đèn đứng gác" (nhạc sĩ Hoàng Hiệp), "Bắc cầu" (nhạc sĩ Quốc Anh), "Có những ngày vui sao" (nhạc sĩ Huy Du).

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Đồng chí

Tác giả Chính Hữu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Đồng chí

Gồm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính.

- Đoạn 2 (10 câu thơ tiếp theo): Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở những người lính.

- Đoạn 3 (3 câu kết): Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.

b. Nội dung chính tác phẩm Đồng chí

Bài thơ Đồng chí kể về cuộc sống và chiến đấu của những người lính cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Họ xuất thân tù những miền quê nghèo khó, rời bỏ làng quê, gia đình để đến với cách mạng, đến với cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Đồng chí

Phương thức biểu đạt tác phẩm Đồng chí là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

d. Thể thơ

Tác phẩm Đồng chí thuộc Thể thơ tự do

e. Giá trị nội dung tác phẩm Đồng chí

- Bài thơ nói về tình đồng chí của những người lính cách mạng trong thời kì đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp gian khổ, nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đó là tình đồng đội gắn bó thăm thiết của những người nông dân mặc áo lính, cùng chung lí tưởng chiên đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tinh cảm ấy đã tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp linh thần của người lính.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đồng chí

- Thể thơ tự do linh hoạt

- Các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực

- Ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.

1 2,710 25/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: