Tác giả Vũ Trọng Phụng - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Vũ Trọng Phụng - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

1 710 21/12/2024


Tác giả Vũ Trọng Phụng - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Vũ Trọng Phụng

- Ngày sinh: 1912 - 1939

- Quê quán: sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội

- Gia đình: Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi. Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học.

- Cuộc đời:

+ Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi.

+ Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ => đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ.

+ Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng

a. Tác phẩm chính

- Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng.

- Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng.

- Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời.

- Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây.

→ Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”.

- Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu “ông vua phóng sự của đất Bắc” cho Vũ Trọng Phụng.

b. Phong cách nghệ thuật

- Văn chương Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội chó đểu”.

- Ông là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Hạnh phúc của một tang gia

a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

- Đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ

- Tiểu thuyết này được viết và đăng báo năm 1936, in thành sách năm 1938

b. Thể loại tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

- Tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia thuộc thể loại: Tiểu thuyết

c. Tóm tắt tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

Hạnh phúc của một tang gia xoay quanh câu chuyện của một người chết là cụ Cố tổ đã ngoài 80 tuổi. Cái chết của cụ cố tổ khiến đại gia đình vô cùng vui sướng. Từ cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông Phán, cậu Tú Tân đến cô Tuyết và một đám con cháu, ai ai cũng tỏ ra vui mừng. Cụ cố Hồng đã mơ màng đến lúc được mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để thiên hạ phải chỉ trỏ: con giai lớn đã già đến thế kia à. Đám ma được cử hành theo nghi thức hiện đại của xã hội thượng lưu. Có các nhà tài tử thi nhau chụp ảnh như ở hội chợ. Người đi đưa tang ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh buồn rầu nhưng lại đang bàn bạc đủ mọi chuyện trên đời: chuyện vợ con, nhà cửa,...Trong cảnh hạ huyệt, cậu Tú Tân hướng dẫn mọi người chi tiết trong cách bố trí chụp từng bức hình. Cụ cố Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi. Cụ cố tỏ ra sự đau xót nhưng tất cả chỉ là giả dối. Ông Phán cố khóc to với những âm thanh lạ nhưng bên cạnh đó lại lén đưa cho Xuân Tóc đỏ một giấy bạc năm đồng gấp làm bốn.

d. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến cho Tuyết vậy): Niềm vui và hanh phúc của các thành viên khi cụ tổ qua đời

- Phần 2 (tiếp đến đám cứ đi): cảnh đám ma gương mẫu

- Phần 3 (còn lại): Cảnh hạ huyệt

e. Giá trị nội dung tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

Qua đoạn trích tác giả phê phán mạnh ẽ bản chất giả dối và sự lố lăng đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước cách mạng

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

Ngòi bút trào lộng,nghệ thuật châm biếm sâu sắc bén qua cái nhìn độc đáo, sâu sắc của tác giả

h. Một số nhận định hay về tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

1. Lưu Trọng Lư nhận xét về con người Vũ Trọng Phụng: “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu.Con người ấy không giết quá một con muỗi .Nhưng thật kì diệu,văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình,kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

2. Đọc “Số đỏ” nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: “Đây là cái bi của người chết, cái hài của xã hội, cái vô phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhưng thiếu tình người.”

3.2. Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

Xuân Tóc Đỏ cứu quốc - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại

- Tác phẩm Xuân Tóc Đỏ cứu quốc thuộc thể loại: tiểu thuyết.

b. Xuất xứ

- Tác phẩm được trích trong Số đỏ, NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr187 – 193)

c. Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm được ra đời vào năm 1936, năm đầu của Mặt trận dân chủ Đông Dương, không khí đấu tranh dân chủ sôi nổi. Chế độ kiểm duyệt sách báo khắt khe của chính quyền thực dân tạm thời được bãi bỏ.

Bối cảnh ấy đã tạo điều kiện cho các nhà văn công khai, mạnh mẽ vạch trần thực chất thối nát , giả dối, bịp bợm của các phong trào Âu hóa, Thể thao, Vui vẻ trẻ trung…được bọn thống trị khuyến khích và lợi dụng đã từng lên cơn sốt vào những năm 30 của thế kỷ XX.

d. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

e. Ý nghĩa nhan đề

Xuân đã leo lên nấc thang cuối cùng của danh vọng Xuân - vĩ nhân; anh hùng cứu quốc đang diễn thuyết trước đông đảo quần chúng.

f. Bố cục Xuân tóc đỏ cứu quốc

- Phần 1 (từ đầu đến "nhà quán quân quần vợt Xiêm La ra thử tài với Xuân Tóc Đỏ."): Tình hình chuẩn bị cho cuộc thi đấu thể thao đặc biệt.

- Phần 2 (tiếp theo đến "các đức vua và quý quan của ba chính phủ về Sở Toàn quyền."): Diễn biến kịch tính của "ván quần" giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt Xiêm La.

- Phần 3 (phần còn lại): Màn hùng biện của Xuân Tóc Đỏ và sự tung hô của dân chúng.

g. Tóm tắt Xuân tóc đỏ cứu quốc

Xuân Tóc Đỏ đạt đến vinh quang tột đỉnh vào thời điểm vua nước Xiêm sang thăm Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia, giữa bối cảnh nền chính trị thế giới đang có những biến động khó lường. Với "thành tích" dể thua quán quân quần vợt người Xiêm trong trận thi đấu thể thao mang tính ngoại giao, Xuân Tóc Đỏ được tung hô là "vĩ nhân", "anh hùng cứu quốc" và tiếp tục được một số tổ chức danh giá chào đón, mời làm thành viên danh dư.

h. Giá trị nội dung

- Đoạn trích đã cho thấy cách thể hiện quan điểm của tác giả thông qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ dưới thời đại đó. Ở Vũ Trọng Phụng, ông đã phơi bày những mặt trái, mặt nhố nhăng của hiện thực luôn thường trực. Qua đó ta thấy được xã hội đương thời đầy rẫy những biểu hiện tha hoá, suy đồi, dường như vô phương cứu chữa.

i. Giá trị nghệ thuật

- Qua việc xây dựng tình huống li kì, kịch tính, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một cảm quan hiện thực sắc bén, khi nhận ra tính chất trò hề của những sự kiện được quảng bá rầm rộ với vô số mĩ từ.

3.3. Cái giá trị làm người

Cái giá trị làm người - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

a. Thể loại

- Tác phẩm Cái giá trị làm người thuộc thể loại: Phóng sự.

b. Xuất xứ

- In trong Tổng hợp văn học Việt Nam, tập 29, NXB Khoa học xã hội, 2000, tr.140 – 144.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

d. Bố cục Cái giá trị làm người

- Phần 1 (từ đầu đến … tiếng gì): cuộc trao đổi, mua bán người giữa mụ già và nhân vật “tôi”.

- Phần 2 (tiếp theo đến … biết chưa?): cuộc hội thoại giữa mụ già với vú em.

- Phần 3 (đoạn còn lại): phi vụ “mua bán” người thành công của mụ.

e. Tóm tắt Cái giá trị làm người

Văn bản Cái giá trị làm người nói về câu chuyện thực tế về số phận những người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám, lên Hà Nội để kiếm sống bằng cách ở đợ, làm vú, bồi bàn, chạy xe,…Họ trở thành miếng mồi của bọn mua bán người, dắt mối. Qua đó, văn bản ghi lại hành trình của nhân vật “tôi” vào vai người đi xin việc, thâm nhập thế giới mua bán người.

f. Giá trị nội dung

- Đoạn trích phản ánh lại sự kiện những người lao động thất nghiệp đi kiếm việc làm bằng cách tụ tập ra những chợ "bán người", chỉ mong có được một "thầy kí", "cô đầm" nào đây rước về làm việc vặt.

- Tình cảnh của những người lao động thất nghiệp hay nói cách khác là xã hội việt Nam thời kì trước năm 1945 rơi vào tình thế bi đát nhất. Qua đoạn trích chúng ta sẽ thấu hiểu được cảnh cơ cực, cùng quẫn của những người lâm vào cuộc sống cơ hàn trong xã hội cũ.

g. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng phương pháp độc thoại nhằm bộc lộ rõ tính cách của từng hạng người.

- Có sự kết hợp giữa trần thuật với miêu tả, giữa trần thuật với bình luận.

- Nghệ thuật viết phóng sự, nghệ thuật trào phúng sâu sắc, đầy giá trị hiện thực.

3.4. Hai quan niệm về gia đình và xã hội

Hai quan niệm về gia đình và xã hội - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

a. Thể loại

- Tác phẩm Hai quan niệm về gia đình và xã hội thuộc thể loại: tiểu thuyết.

b. Xuất xứ

- Trích Số đỏ, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, NXB Văn học, 2015, tr228 – 237.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

d. Bố cục Hai quan niệm về gia đình và xã hội

- Phần 1 (từ đầu đến … bụi bậm): sự khác biệt giữa cách ông chủ với bà chủ giao việc cho Xuân.

- Phần 2 (tiếp theo đến … Dậy thì): đặc điểm về những bộ trạng phục của tiệm may Âu hóa.

- Phần 3 (tiếp theo đến Ngây thơ): cách “học” của Xuân Tóc Đỏ.

- Phần 4 (tiếp đến…suy đồi): điểm khác nhau giữa trang phục của bà Typn với những bộ trang phục trong tiệm may Âu hóa.

- Phần 5 (đoạn còn lại): cuộc đối thoại giữa ông Tuyn với Xuân Tóc Đỏ.

e. Tóm tắt Hai quan niệm về gia đình và xã hội

Văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội xoay quanh câu chuyện về những bộ trang phục trong tiệm may Âu hóa. Những mẫu trang phục của tiệm may Âu hoá và cách đặt tên cho những bộ trang phục đó cho hợp “gu" với bối cảnh văn hóa Việt Nam ở thập kỉ 30 của thế kỉ XX. Điều này thể hiện cuộc sống giả dối, bịp bợm với đủ trò cải cách. Những bộ trang phục không phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt và tên gọi của chúng thì rất lố lăng.

f. Giá trị nội dung

- Văn bản tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc, đó là cuộc cải cách văn hóa nói chung và cải cách thời trang nói riêng, từ đó, phê phá, bóc trần sự giả dối, kệch cỡm của cuộc cải cách văn hóa này.

g. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ hấp dẫn, lối miêu tả các hình ảnh quen thuộc.

1 710 21/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: