Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

1 634 lượt xem


Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường - Cuộc đời và sự nghiệp

Chuyện cơm hến - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Ngày sinh: sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937

- Quê quán: làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

- Cuộc đời:

Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, năm 1960 ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy tại Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế. Tư năm 1966 đến 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát ly gia đình để lên chiến khu, tham gia chiến tranh Việt Nam chống lại Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa bằng hoạt động văn nghệ.

Đến năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Hiện nay nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm của ông ca ngợi vẻ đẹp của đất nước,con người khắp khắp tổ quốc đặc biệt là Huế

b. Tác phẩm

- Thể loại bút ký:

  • Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971).
  • Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (1984)
  • Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)
  • Hoa trái quanh tôi (1995)
  • Huế - di tích và con người (1995)
  • Ngọn núi ảo ảnh (2000)
  • Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001)
  • Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001)
  • Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hóa, 2005)
  • Miền cỏ thơm (2007)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tinh tuyển bút ký hay nhất, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2010
  • Lời tạ từ gửi từ một dòng sông (2011)

- Thể loại thơ:

  • Những dấu chân qua thành phố (1976)
  • Người hái phù dung (1992)
  • Dạ khúc

- Thể loại nhàn đàm:

  • Nhàn đàm, Nhà xuất bản Trẻ, 1997
  • Người ham chơi, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1998
  • Miền gái đẹp, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)

- Tuyển tập:

  • Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, 4 tập (Nhà xuất bản Trẻ, 2002)

3. Giải thưởng

  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1980.
  • Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008
  • Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế (1998-2003).
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2007.
  • Giải thưởng văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất (2015)

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Chuyện cơm hến

Chuyện cơm hến - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 2)

a.Thể loại: Truyện ngắn

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích tác phẩm Huế -Di tích và con người(2001)

c. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm

d. Người kể chuyện: Nhân vật tôi

e. Tóm tắt tác phẩm Chuyện cơm hến

- Người Huế thích ăn cay, đắng mà người vùng khác khó ăn được. Huế có đặc sản là cơm Hến mà ít nơi nào có được .Một món ăn làm từ cơm nguội sau được biến tấu thành bún hến. Tác giả cũng có kỉ niệm về món ăn này khi đến Huế

g. Bố cục tác phẩm Chuyện cơm hến

- Phần 1: Từ đầu ….trước khi ngủ : khẩu vị của người Huế

- Phần 2: Tiếp theo…bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít : giới thiệu cơm hến

- Phần 3: Còn lại : ký ức của tác giả về món cơm hến

h. Giá trị nôi dung tác phẩm Chuyện cơm hến

- Tác phẩm giới thiệu về món ăn dân dã, nhưng là đặc sản của xứ Huế mà ít có nơi nào có được hương vị đó

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chuyện cơm hến

- Biện pháp liệt kê

- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

4.2. Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4-1-1946, in trong tập sách cùng tên.

- Bài bút kí có 3 phần, văn bản thuộc phần thứ nhất

b. Bố cục tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương

- Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương

c. Tóm tắt tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bài bút ký kể về một dòng sông duy nhất trên đất nước ta hình như được thiên nhiên dành cho thành phố Huế: sông Hương. Con sông cũng có hai tính cách: ngang bướng như "một cô gái Digan hoang dại" mà cũng vô cùng trữ tình, thơ mộng. Cũng theo tác giả, dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của nghệ sĩ, từ các nghệ sĩ hiện đại cho đến các nghệ sĩ trong dòng văn học thời phong kiến xa xưa. Từ những dẫn chứng cụ thể về cái tuyệt mỹ của cảnh quan sông Hương, sự gắn bó của sông Hương đối với lịch sử và văn hóa dân tộc, tác giả khẳng định: "Dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp của tâm hồn đất nước".

d. Phương thức biểu đạt

- Tự sự

e. Thể loại tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông thuộc thể loại: Bút kí

g. Ngôi kể

- Ngôi kể thứ 3

h. Giá trị nội dung tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Đoạn trích là hình ảnh của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên với từng bước đi trong cuộc hành trình trở về với người tình thơ mộng. Và trong mỗi bước đi ấy, sông Hương như trưởng thành, thay đổi, lớn lên để từ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

- Qua đoạn trích, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Sông Hương được tái hiện bằng một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương của tác giả.

- Những cảm xúc sâu lắng cùng văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa đã tạo nên sức hấp dẫn của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

1 634 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: