Tác giả Chế Lan Viên - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Chế Lan Viên - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Chế Lan Viên.

1 906 28/12/2023


Tác giả Chế Lan Viên - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Chế Lan Viên

- Tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan

- Ngày sinh: sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920, mất ngày 19 tháng 6 năm 1989

- Quê quán: xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

- Cuộc đời:

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.

Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.

Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Chế Lan Viên

a. Phong cách sáng tác:

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý. "chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa" Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

b. Tác phẩm chính:

- Thơ:

  • Điêu tàn (1937), 37 bài thơ
  • Gửi các anh (1954), 13 bài thơ
  • Ánh sáng và phù sa (1960), 70 bài thơ
  • Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), 49 bài thơ
  • Những bài thơ đánh giặc (1972)
  • Đối thoại mới (1973), 64 bài thơ
  • Ngày vĩ đại (1976)
  • Hoa trước lăng Người (1976), 12 bài thơ
  • Dải đất vùng trời (1976)
  • Hái theo mùa (1977), 75 bài thơ
  • Hoa trên đá I,II (1984 - 1988), 15 và 16 bài thơ
  • Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985 tập II, 1990)
  • Ta gửi cho mình (1986)
  • Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995)
  • Tuyển tập thơ chọn lọc

- Văn:

  • Vàng sao (1942)
  • Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963)
  • Những ngày nổi giận (bút ký, 1966)
  • Bác về quê ta (tạp văn, 1972)
  • Giờ của đô thành (bút ký, 1977)
  • Nàng tiên trên mặt đất (1985)

- Tiểu luận phê bình:

  • Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952)
  • Nói chuyện thơ văn (1960)
  • Vào nghề (1962)
  • Phê bình văn học (1962)
  • Suy nghĩ và bình luận (1971)
  • Bay theo đường bay dân tộc đang bay (1976)
  • Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)
  • Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)
  • Ngoại vi thơ (1987)
  • Nàng và tôi (1992)

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Tiếng hát con tàu

Tác giả Chế Lan Viên - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

- Đoạn 1 (khổ 1,2): Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.

- Đoạn (khổ 3 đến khổ 11): Khát vọng về với nhân dân.

- Đoạn 3 (còn lại): Khúc hát lên đường.

b. Nội dung chính tác phẩm Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

Bài thơ là khúc hát về lòng biết ơn, thể hiện tình yêu và sự gắn bó, khát vọng và niềm hân hoan khi trở về với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình ở đời sống của nhân dân và đất nước.

c. Phương thức biểu đạt:

- Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả

d. Tóm tắt tác phẩm Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

Bài thơ được chia thành nhiều khổ. Hai khổ đầu là sự trăn trở và lời mời gọi lên đường: không thể có ý nghĩa cuộc đời, không thể có thơ hay nếu chỉ quẩn quanh trong thế giới chật hẹp của cái tôi. Khổ 3- 11 là hoài niệm về Tây Bắc trong kháng chiến. Khổ 3,4 Tây Bắc là xứ núi rừng anh hùng, cuộc kháng chiến chống Pháp là sân khấu để tôi luyện nhà thơ chuyển biến cuộc đời và nghệ thuật. Sự trở về với nhân dân là niềm hạnh phúc lớn lao. Khổ 6-11: Hình ảnh Tây Bắc hiện lên qua những con người cụ thể. Đó là người anh du kích với chiếc áo nâu, đứa em liên lạc linh hoạt, dũng cảm, người mẹ nuôi quân giàu đức hi sinh, cô gái xung phong với vắt xôi nuôi quân giấu giữa rừng. Khi ta ở mảnh đất ấy chỉ là chốn trú thân. Khi rời xa mới nhận ra nơi ấy đã lưu giữ một phần tâm hồn. Còn lại là khúc hát lên đường. Khao khát, bồn chồn, giục giã lên đường sôi nổi.

e. Thể thơ tác phẩm Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên):

- Tác phẩm Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) thuộc thể thơ: 8 chữ

g. Giá trị nội dung tác phẩm Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

- Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

- Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ -> nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong kháng chiến.

- Thơ giàu chất suy tưởng triết lí.

3.2. Con cò

a. Bố cục tác phẩm Con cò

- Khổ 1: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ

- Khổ 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng

- Khổ 3: Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ

b. Nội dung chính tác phẩm Con cò

- Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Con cò

Phương thức biểu đạt tác phẩm Con cò là Biểu cảm

d. Thể thơ:

Tác phẩm Con cò thuộc thể thơ Tự do

e. Giá trị nội dung tác phẩm Con cò

- Thông qua việc khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình yêu thương của mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Con cò

- Bài thơ đậm đà chất liệu dân ca, có thể thơ tự do nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt

- Hình ảnh con cò gợi nhớ đến những hình ảnh rất quen thuộc của ca dao thuở nào, với giai điệu lời ru ngọt ngào, đằm thắm.

- Bên cạnh đó, bài thơ có những hình ảnh mang ý nghĩa đúc kết sâu sắc và có tính triết lí, tạo nên chiều sâu cảm xúc thơ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi hết đời,lòng mẹ vẫn theo con; Con cò mẹ hát/Cũng là cuộc đời/Vỗ cánh qua nôi.

3.3. Tình ca ban mai

Tác giả Chế Lan Viên - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: thơ năm chữ.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Nằm trong tập Ánh sáng và phù sa (1960)- tập thơ được xem là tiêu biểu nhất cho phong cách Chế Lan Viên sau cách mạng.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

d. Bố cục bài thơ Tình ca ban mai

- Phần 1 (Bốn khổ thơ đầu): Tầm quan trọng và sức mạnh của “em” đối với tình yêu trong anh.

- Phần 2 (Bốn khổ thơ tiếp): Sức mạnh của tinh yêu lứa đôi.

- Phần 3 (Khổ cuối) (câu cuối): Em- kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống.

e. Giá trị nội dung

- Bài thơ nói lên tình yêu đích thực, cao đẹp, cao thượng, tràn đầy niềm tin lạc quan.

g. Giá trị nghệ thuật

- Các yếu tố tượng trưng nâng cao giá trị hàm súc cho ý thơ.

- Cấu trúc các dòng thơ tương xứng nhẹ nhàng.

- Thủ pháp nghệ thuật…

1 906 28/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: