Tác giả Nam Trân - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nam Trân - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nam Trân.

1 491 25/12/2023


Tác giả Nam Trân - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Nam Trân - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nam Trân

- Tên thật là Nguyễn Học Sỹ

- Ngày sinh: 15 tháng 2 năm 1907 -21 tháng 12 năm 1967

- Quê quán: làng Phú Thứ Thượng, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

- Cuộc đời:

Lúc còn nhỏ (đến năm 12 tuổi), ông đã học chữ Hán và đã tập làm những lối văn trường ốc. Sau đó, ông vào học tại trường Quốc học, Huế, rồi trường Bưởi, Hà Nội. Học xong, ông có bằng tú tài bản xứ và đi làm tham tá tòa khâm sứ Huế, sau đó làm tá lý bộ Lại (tòng tam phẩm) và thị lang bộ Lại (chánh tam phẩm), án sát tỉnh Bình Định

Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia kháng chiến, công tác ở Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Đại Lộc, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Nam, rồi làm chánh văn phòng Ủy ban kháng chiến hành chánh liên khu V.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ năm 1957). Nam Trân là hội viên sáng lập Hội Nhà Văn Việt Nam. Tại Hội nghị thành lập Hội Nhà văn Việt Nam 5/1957, Ban Chấp hành được bầu ra gồm 25 người (Nông Quốc Chấn, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Tú Mỡ, Anh Thơ, Mộng Sơn, Cầm Biêu, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Cầm, Sao Mai, Tố Hữu, Hoàng Tích Linh, Nguyên Hồng, Bửu Tiến, Xuân Diệu, Đoàn Giỏi, Phạm Huy Thông, Tế Hanh, Nam Trân, Vũ Tú Nam, Hoàng Trung Thông, Xuân Miễn, Tô Hoài, Nguyễn Tuân.)

Năm 1959 công tác tại Viện Văn học, chuyên về dịch thuật. Ông cũng là một trong những cán bộ giảng dạy lớp đại học Hán Nôm đầu tiên ở miền Bắc, do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nam Trân

Nam Trân đã cho đăng thơ trên các báo và tạp chí: Nam Phong tạp chí, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Sa Đéc tạp chí, An Nam tạp chí, Phong Hóa tạp chí, Tràng An, Tân Tiến tạp chí...

Các tác phẩm chính của ông gồm: Huế, Đẹp và Thơ (1939), Ca dao thi đua, Vườn hạnh phúc (thơ), trong đó thi tập Huế, Đẹp và Thơ mang đến cho ông danh hiệu "thi sĩ của xứ Huế".

Nam Trân là người chủ trì dịch tập Ngục trung nhật ký xuất bản lần đầu năm 1960.

Ông là người tuyển và tham gia dịch Thơ Đường (2 tập), Thơ Tống, Thơ và từ của Mao Trạch Đông, Thơ văn Lý Trần, Thơ Quách Mạt Nhược, Người Xô Viết chúng tôi (với các bút danh: Nam Trân, Tương Như...).

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Đẹp và thơ (Cô gái Kim Luông)

Tác giả Nam Trân - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

(Kính tặng ông và bà Thiollier)

Kim Luông nhiều ả mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi.
Vua Thành Thái


Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.
Thuyền qua đến bến; cô lui lại,
Vẩy chiếc chèo ngang: giọt nước gieo.

Đăm đăm mắt mỏi vì chèo,
Chèo cô quấy nước trong veo giữa dòng.
Biết không? Cô hỡi, biết không?
Chèo cô còn quấy, sóng lòng còn xao!


Đổi “sóng lòng còn sao” thành “sóng lòng còn xao”.

Nguồn: Huế, đẹp và thơ, 1939

1 491 25/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: