Tác giả Lê Hữu Trác - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lê Hữu Trác - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lê Hữu Trác.

1 248 lượt xem


Tác giả Lê Hữu Trác - Cuộc đời và sự nghiệp

Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) - Tác giả tác phẩm (2022) - Ngữ văn lớp 11 (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Lê Hữu Trác

- Lê Hữu Trác vốn có tên là Huân (薰), biểu tự Cận Như (瑾如), bút hiệu Quế Hiên (桂軒), Thảo Am (草庵), Lãn Ông (懶翁), biệt hiệu cậu Chiêu Bảy (舅招?)

- Ngày sinh: 10 tháng 11 năm 1720 - 18 tháng 3 năm 1791

- Quê quán: thôn Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương, (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên)

- Gia đình: Ông là con thứ 7 của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng. Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739).

- Cuộc đời: Ông là người toàn tài. Bên cạnh việc dùi mài kinh sử thi đỗ làm quan, thời trẻ ông từng học binh thư theo nghề võ lập được ít nhiều công trạng trong phủ chúa Trịnh. Nhưng cuối cùng ông gắn bó với nghề thầy thuốc bởi theo ông ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người.

⇒ Lê Hữu Trác là nhà danh y lỗi lạc, nhà văn, nhà thơ tài hoa có đóng góp đáng kể đối với văn học dân tộc trong thế kỷ XVIII, đặc biệt ở thể văn xuôi tự sự

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Hữu Trác

- Tác phẩm chính:

+ Bộ "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần 40 năm. Đây là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh

+ Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, được hoàn thành năm 1783, tác phẩm ghi lại cảnh vật con người mà tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán đến khi xong việc trở lại quê nhà ở Hương Sơn

- Vị trí, tầm ảnh hưởng:

+ Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

+ Với tư cách thầy thuốc, ông đã để lại cho y học rất nhiều bài thuốc quý. Với tư cách nhà văn, ông đã đưa thể kí trung đại trở thành một thể văn xuôi tự sự nghệ thuật, với cái Tôi nghệ sĩ trữ tình và bản lĩnh.

3. Vinh danh

  • Quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, trải dài trên một cung đường gần 8 km, bao gồm: nhà thờ Lê Hữu Trác (xã Quang Diệm); chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang); mộ, tượng đài và khu du lịch sinh thái Hải Thượng (xã Sơn Trung). Năm 1990, Quần thể di tích lịch sử văn hoá Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được Bộ Văn hoá, Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Ngày 31 tháng 10 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y Tế đã quyết định phê chuẩn Dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông. Công trình được khởi công ngày 21 tháng 11 năm 2004. Đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành, được xây dựng rất khang trang và đưa vào sử dụng để đón các đoàn khách đến tham quan.
  • Tên ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: Hà Nội có phố Lãn Ông (từ phố Hàng Đường đến phố Thuốc Bắc); thành phố Uông Bí (từ phố Tuệ Tĩnh đến phố Hữu Nghị), Thành phố Hồ Chí Minh (từ đường Võ Văn Kiệt đến Học Lạc),...
  • Ông được ca ngợi bởi tấm lòng nhân ái của mình, hết lòng quan tâm, giúp đỡ các bệnh nhân trong bài tập đọc "Thầy thuốc như mẹ hiền" - SGK lớp 5 tập 1.
  • Tháng 6 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép Học viện Quân y Việt Nam có thêm tên mới là Trường Đại học Y - Dược Lê Hữu Trác để sử dụng trong giao dịch dân sự và hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và điều trị. Viện bỏng quốc gia mang tên Lê Hữu Trác cũng thuộc Học viện Quân y.

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Vào phủ chúa Trịnh

Tác giả Lê Hữu Trác - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh

- Tác phẩm được trích từ quyển Thượng kinh kí sự nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô được dẫn và phủ Chúa để bắt mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán

b. Bố cục tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh

- Phần 1 (từ đầu đến để tôi xem mạch Đông cung cho thật kĩ): Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh

- Phần 2 (còn lại): Qúa trình bắt mạch kê đơn và suy nghĩ của tác giả

c. Thể loại tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh

- Tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh thuộc thể loại: Kí sự

d. Tóm tắt tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh

Sáng sớm tinh mơ ngày 1/2 tôi được lệnh là có thánh chỉ triệu tập về phủ chầu ngay lập tức. Tôi nhanh chóng chuẩn bị mũ áo chỉnh tề rồi được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Đi vào cửa sau vào phủ, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Vốn là con quan tôi thực không lạ với chốn phồn hoa nhưng khi bước chân vào phủ thì quả mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác dường nào. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài miên man tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều là những cổ vật quý giá chưa từng nhìn thấy, được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến. Tôi được hầu hạ bữa sáng với mâm vàng, sơn hào hải vị. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Tôi thấy bệnh thế tử là do nằm trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá no, mặc quá ấm, lười vận động nên phủ tạng yếu đi, bệnh phát đã lâu... Sau một hồi suy nghĩ : sợ danh lợi ràng buộc không về núi được nhưng nghĩ lại còn chịu ơn nước nên cuối cùng đã kê đơn theo đúng bệnh. Sau đó tôi từ giã, lên cáng trở về kinh Trung Kiền để chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong kinh cũng đến thăm hỏi.

e. Phương thức biểu đạt tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh

- Tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

g. Ngôi kể

- Tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh kể theo Ngôi thứ nhất

h. Giá trị nội dung tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh

- Tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh

- Thể hiện rõ đặc điểm của thể kí: quan sát, ghi chép những sự việc có thật cùng cảm xúc chân thực của bản thân trước những sự việc đó

k. Một số nhận định hay về tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh

1. “Lê Hữu Trác không những là một nhà y học lớn nhất của nước Việt thời trước, một nhà văn lỗi lạc, mà còn là ông tổ của nghề báo Việt… Xưa kia tầng lớp nho sĩ chuộng về từ chương, ít ai viết văn chương lối phóng sự kể những việc tầm thường của cuộc sống...Ngoài giá trị văn học, tập ký sự còn là một sử liệu vô giá.”

(Đoàn Minh Tuấn)

2. “Qua tập truyện (có xen lẫn những bài thơ), có thể thấy Nguyễn Hữu Trác là một con người nhân ái, thanh cao, một thầy thuốc xuất sắc, và là một nhà văn giàu cảm xúc...Ở những trang miêu tả cuộc sống trong phủ chúa, ông có vẻ không phê phán một cái gì cả, nhưng những điều được ông nói đến một cách chân xác, tinh tế; tự nó lại có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Hình ảnh những cung điện kiêu xa cùng những con người nhiều quyền thế ở trong đó, "đã gây cho người đọc cái cảm giác nặng nề, khó chịu, đến nỗi muốn thét to lên cho nó vỡ tan đi"...

Và tác giả như muốn tổng kết lịch sử khi viết: "Than ôi! Giàu sang như đám mây bay. Đền vũ tạ, thú ca lâu phút chốc thành nơi hoang phế"

(Nguyễn Lộc)

1 248 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: