Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 Tập đọc: Trước cổng trời mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 Tập đọc: Trước cổng trời mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 435 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 Tập đọc: Trước cổng trời

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. (Trả lời các câu hỏi 1, 3, 4; thuộc lòng những câu thơ em thích )

2.Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.

3. Thái độ: Tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

    - GV: Tranh minh họa SGK.

    - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

    - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…

    - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

    - Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện"  nêu tên các dân tộc của Việt Nam.

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương

- Giới thiệu bài, ghi bảng

 - HS chơi trò chơi

- Cách chơi: Trưởng trò nêu tên 1 dân tộc của Việt Nam sau đó truyền điện cho bạn khác kể tên các dân tộc của Việt Nam, bạn nào không trả lời được thì thua cuộc.

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn.

                   - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

                    - Đọc đúng các từ khó trong bài.

* Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc bài

 

- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm

 

 

 

 

- Luyện đọc theo cặp

- Đọc toàn bài

- GV đọc mẫu

- Một HS (M3,4) đọc toàn bài, chia đoạn

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc:

+ Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần 1+ luyện đọc từ khó, câu khó.

- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần 2 + giải nghĩa từ chú giải

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Một học sinh đọc lại toàn bài.

- HS nghe

3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. (Trả lời các câu hỏi 1, 3, 4)

- HS (M3,4) trả lời được câu hỏi 2

* Cách tiến hành:

 - Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

 

1. Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”

 

 

 

2. Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?

 

 

 

3. Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

 

 

 

4. Điều gì đã khiến cảnh rừng sương gió ấy như ấm lên!

 

 

- Giáo viên nhận xét bổ xung.

-  Nội dung bài: Giáo viên ghi bảng.

 

 

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi, chia sẻ trước lớp

- Học sinh đọc khổ thơ 1 và trả lời.

+ Gọi nơi đây là cổng trời vì đó là đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả 1 khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.

- Học sinh đọc khổ thơ 2 đến 3 và trả lời: Màn sương khói huyền ảo, những cánh rừng ngút ngàn cây trái, muôn sắc màu cỏ hoa, khoảng trời bồng bềnh mây trôi …

- Thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, tưởng như đó là cổng đi lên trời, đi vào thế giới chuyện cổ tích.

- Cảnh rừng sương gió như ấm lên bởi có hình ảnh con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc: gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm …

- HS nghe

- Học sinh đọc lại :Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.

4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu:- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.

- Thuộc lòng những câu thơ em thích.

- HS (M3,4) có thể học thuộc cả bài thơ

* Cách tiến hành:

- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn thơ.

- Chọn đoạn 2 làm đoạn đọc diễn cảm và đoạn học thuộc lòng.

- Giáo viên theo dõi, nhận xét.

- Luyện đọc thuộc lòng

- HS (M3,4) học thuộc lòng bài thơ

- Giáo viên nhận xét

 - Học sinh luyện đọc theo cặp.

 

- Học sinh thi luyện đọc diễn cảm trước lớp.

 

- Học sinh nhẩm thuộc lòng đoạn 2 tại lớp.

5. Hoạt động ứng dụng: (3phút)

- Em có cảm nhận gì trước vẻ đẹp hùng vĩ của đát nước ta ?

- HS nêu

 

 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Tập đọc: Cái gì quý nhất?

Chính tả (Nhớ - viết): Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

1 435 lượt xem
Tải về